Ngành thức ăn bổ sung Việt Nam: Không thể mãi đi nhập khẩu - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Ngành thức ăn bổ sung Việt Nam: Không thể mãi đi nhập khẩu

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thức ăn bổ sung chỉ chiếm 1-2% tổng sản lượng nhưng chiếm trên 10% về giá thành công thức và có những tác động lớn, làm cho nguồn nguyên liệu được sử dụng hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn và tạo nên công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi.

    Bột lông vũ thủy phân sản xuất trong nước (Ảnh: Công ty Lông vũ Phương Nam)

     

    Đó là nội dung được đề cập trong hội thảo trực tuyến “Ngành thức ăn bổ sung: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh đại dịch Covid-19” được tổ chức thành công chiều ngày 16/11/2021. Hội thảo do Trung tâm Tư vấn đào tạo và Chuyển giao công nghệ chăn nuôi (CAAT) và Đặc san Chăn nuôi Việt Nam – hai đơn vị trực thuộc Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức; công ty Cổ phần Truyền thông và Dịch vụ Nông nghiệp Số là đơn vị thực hiện.

     

    THỨC ĂN BỔ SUNG LÀ GÌ?

     

    Theo Điều 2 Luật Chăn nuôi: Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi. Nguyên liệu đơn là các đơn chất ở dạng tự nhiên hoặc tổng hợp được dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Nguyên liệu đơn là các đơn chất ở dạng tự nhiên hoặc tổng hợp được dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

     

    Điều 32 Luật Chăn nuôi, điều kiện để lưu hành thức ăn bổ sung: Công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy; có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn (QCVN 01-190:2020); sản xuất tại Cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất (Chi tiết tại Nghị định 13/2020/NĐ-CP; Cục Chăn nuôi cấp giấy chứng nhận); công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ NN& PTNT.

     

    Thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp: Tổ chức, cá nhân đăng ký công bố, Cục Chăn nuôi thẩm định và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ (Điều 34 Luật Chăn nuôi).

     

    Thức ăn bổ sung dạng đơn (Nguyên liệu đơn): Bộ NN & PTNT công bố và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ (Điều 36 Luật Chăn nuôi).

     

    Thức ăn bổ sung có các dạng như sau: 1. Chất dinh dưỡng cho vật nuôi: Vitamin, pro-vitamin, các chất có tác dụng tương tự vitamin; Nhóm khoáng: đa lượng, vi lượng; Nhóm axit amin, muối axit amin và các chất đồng phân; Chất hỗ trợ vật nuôi: Chất hỗ trợ tiêu hóa (enzyme, prebiotic); Vi sinh vật hữu ích cho đường ruột; Hỗ trợ khác (thảo dược, axit hữu cơ). 2. Chất kỹ thuật (duy trì hoặc cải thiện đặc tính của TACN): Chất bảo quản; chất chống oxy hóa; chất nhũ hóa; chất ổn định; chất làm đặc; chất tạo gel; chất kết dính; chất kiểm soát nhiễm phóng xạ; chất chống vón; chất điều chỉnh độ axit; chất hỗ trợ ủ chua.

     

    Còn theo PGS TS Dương Duy Đồng – Giảng viên Thỉnh giảng Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Thức ăn bổ sung là các chế phẩm có liều sử dụng thấp, thường không quá 0,1% trong thức ăn hay nước uống cung cấp cho vật nuôi để có thể tác động tích cực đến sức khoẻ vật nuôi; đến tính chất sản phẩm tạo ra từ vật nuôi; và/hoặc cải thiện tính chất thức ăn, nước uống có bổ sung chế phẩm đó.

     

    Thông thường tổng số các loại thức ăn bổ sung trong một công thức thức ăn chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1 – 2% tính theo khối lượng nhưng lại chiếm đến 12 – 15% giá thành của công thức thức ăn đó.

     

    Cụ thể, thức ăn bổ sung tác động đến sức khoẻ vật nuôi và/hoặc tính chất sản phẩm tạo ra từ vật nuôi: Tăng cường sức khoẻ đường ruột: chiết xuất từ thực vật; acid hữu cơ; probiotics/prebiotics; bột trứng chứa kháng thể đặc hiệu; thực khuẩn thể (bacteriophage); chế phẩm kích thích hệ miễn dịch đường ruột…

     

    Tác động tính chất sản phẩm tạo ra từ vật nuôi: chế phẩm chứa chất tương tự creatine làm tăng sức tăng trưởng, tạo nạc cho heo, gà; sắt hữu cơ tăng độ đậm màu đỏ thịt heo; sắc tố vàng/đỏ tăng độ đậm màu vàng da gà, lòng đỏ trứng gà, vịt…

     

    Các chế phẩm giúp cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi: thí dụ các chế phẩm chứa vi sinh vật khử mùi hôi; chất chiết xuất từ cây Yucca… Thức ăn bổ sung cũng tác động đến tính chất thức ăn hoặc nước uống. Cụ thể, các chế phẩm chống mốc; chống oxyd hóa; hấp phụ độc tố nấm mốc; diệt khuẩn; diệt nấm mốc trong thức ăn, nước uống. Cùng với đó, các chế phẩm làm tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn như các loại enzyme tiêu hóa; chất nhũ hóa..

     

    Theo PGS.TS Dương Duy Đồng, mỗi nhóm chế phẩm thức ăn bổ sung có vài hoặc vài chục sản phẩm thương mại lưu hành trên thị trường với hoạt chất chính giống nhau hoặc biến đổi đôi chút. Ví dụ, với enzyme tiêu hóa thức ăn có: Allzyme SSF/Allzyme Veg từ Alltech; Natugrain/Natuphos từ BASF; Axtra từ Dupont-Danisco; Sunphase/SunXy/SunPro từ SunHy; Microtech/Yiduozyme từ Guandong VTR; Econase/Quantum từ AB Vista; Ronozyme từ DSM; Capsozyme từ ITPSA….

     

    TOÀN CẢNH VỀ “BỨC TRANH” NGÀNH THỨC ĂN BỔ SUNG

     

    Nguồn: TS Ninh Thị Len

     

    Theo TS Ninh Thị Len, Trưởng phòng Thức ăn chăn nuôi (Cục Chăn nuôi), hiện nay, cả nước có khoảng 220 cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung, trong đó có 15 cơ sở sản xuất premix để sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Tổng nhu cầu thức ăn bổ sung khoảng 1.300 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng nguyên liệu thức ăn bổ sung trong nước khoảng 120 nghìn tấn (DCP, muối sulphat…) đáp ứng 15%; khoảng 500 nghìn tấn bột đá. Các nguồn thức ăn bổ sung quan trọng phải nhập khẩu (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu…). Các sản phẩm nhập khẩu là khoáng, axit amin, sản phẩm sữa, vitamin và các loại khác.

     

    Năm 2021, giá thức ăn bổ sung nhập khẩu tăng cao so với 2020: Vitamin: + 122%; Axit amin: Lysine: +32%; Methionine: +19%, Tryptophan:+ 36%, Threonine: + 49%; Khoáng: + 13%. Nguyên nhân do dịch Covid-19 làm đứt gẫy chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, nhất là cước vận tải biển (tăng trên 300%).

     

    Còn theo TS Nguyễn Xuân Dương, con số thống kê là 220 cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung, nhưng chúng ta còn nhiều hơn, còn rất nhiều doanh nghiệp tự trộn. Thức ăn bổ sung là nhóm chứa nhiều nguy cơ rủi ro nhất, liên quan đến lây truyền dịch bệnh, tồn dư kháng sinh, hóa chất công nghiệp, sử dụng chất cấm. Vì thế, Chính phủ đã giao cho Bộ NN&PTNT quản lý, thẩm định và công nhận đủ điều kiện với các cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung. 97% các thủ tục về thức ăn chăn nuôi giao cho địa phương, chỉ còn 3% giao cho Cục Chăn nuôi. “Chúng ta cùng thống nhất nhận thức, thống nhất trong hành động vì thức ăn bổ sung là nhóm chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro”, TS Nguyễn Xuân Dương nhấn mạnh.

     

    ĐÂU LÀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH THỨC ĂN BỔ SUNG?

     

    Theo TS Ninh Thị Len, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước liên tục phát triển; phương thức chăn nuôi chuyển dần từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, chuyên nghiệp hiện đại; yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm ngày càng cao… từ đó, đòi hỏi chất lượng thức ăn bổ sung ngày càng cao đáp ứng phát triển của ngành.

     

    Nguồn: TS Ninh Thị Len

    Tuy nhiên, ngành thức ăn bổ sung cũng gặp nhiều thách thức, đó là ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi của Việt Nam phát triển muộn so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, nên hầu hết các loại thức ăn bổ sung quan trọng đã được các nước đầu tư, đặc biệt là tại Trung Quốc. Cùng với đó, việc sản xuất các loại thức ăn bổ sung quan trọng đòi hỏi công nghệ cao, chi phí lớn.

     

    Trong khi thị trường tiêu thụ trong nước nhỏ, giá thành sản phẩm nhập khẩu (trừ thời gian dịch Covid-19 hiện nay) đều rất cạnh tranh so với sản xuất trong nước, chưa tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

     

    Vì vậy, theo TS. Ninh Thị Len, định hướng phát triển cho ngành thức ăn bổ sung đó là kiểm soát tốt về chất lượng và giá nhập khẩu thức ăn bổ sung do Việt Nam vẫn phải tiếp tục nhập khẩu lượng lớn các loại thức ăn bổ sung mà trong nước chưa thể sản xuất được hoặc không thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu như: axit amin, vitamin, chất chống mốc, enzyme…. Cùng với đó, đẩy mạnh sản xuất loại thức ăn bổ sung mà trong nước có thể sản xuất, cạnh tranh được như: Probiotic, khoáng vi lượng, khoáng tự nhiên, DCP, axít hữu cơ, thảo dược… Ngoài ra, cần tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ sản xuất, chế biến nguyên liệu thức ăn bổ sung.

     

    “Điều chỉnh các chính sách thuế khuyến khích sản xuất các loại nguyên liệu TACN nói chung, nhất là những loại thức ăn bổ sung mà trong nước có thể làm được nhằm giảm thiểu thấp nhất việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian tới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam có thể tự túc được khoảng 35 – 40 % các loại thức ăn bổ sung trong chăn nuôi”, TS Ninh Thị Len nhấn mạnh.

     

    TS Nguyễn Xuân Dương thì cho rằng, ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam sẽ rất phát triển nhưng chúng ta không thể mãi là nước nhập khẩu để gia công mà cần phải nghiên cứu ra để sản xuất. Thức ăn bổ sung là ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi. Chúng ta sản xuất ngô, đậu tương, DDGS… thay thế nhập khẩu là không tưởng. Các doanh nghiệp nên đầu tư công nghệ cao để sản xuất thức ăn bổ sung từ các nguyên liệu, dược liệu có sẵn, lợi thế trong nước để đáp ứng nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu sang ASEAN, Trung Đông và châu Phi…

     

    ”Để khuyến khích những doanh nghiệp đầu tư sản xuất thức ăn bổ sung trong nước, cần thiết nâng thuế nhập khẩu những mặt hàng tương tự nhập khẩu từ nước ngoài”, TS Nguyễn Xuân Dương khẳng định.

     

    Trần Ngân

     

    TS NGUYỄN XUÂN DƯƠNG (PHÓ CHỦ TỊCH HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM – ảnh): CHÚNG TA ĐANG LẠM DỤNG THỨC ĂN BỔ SUNG

    Chúng ta đang lạm dụng thức ăn bổ sung, khi hàng năm nhập khẩu đến 3% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi, trong khi đó liều lượng nên chỉ sử dụng 1-2% (trong nước đã sản xuất được 120.000 tấn). Cần thiết xem xét lại vấn đề sử dụng, tránh lãng phí và để lại tồn dư trong các sản phẩm chăn nuôi.

     

    Các cơ quan quản lý, cân nhắc ý kiến của các nhà khoa học để thống nhất lại; tránh tình trạng có một chút tính chất phòng bệnh thì chuyển sang thuốc thú y, có một chút tính chất môi trường thì sang Tổng cục môi trường… Càng để ít đầu mối quản lý thì doanh nghiệp đỡ phải chạy đi chạy lại nhiều. Chúng ta nên thống nhất thức ăn bổ sung trong chăn nuôi mới đúng, dùng uống hay ăn đều được.

     

    Nhà khoa học nên nhìn nhận rõ chúng ta có lợi thế gì, để đẩy mạnh nghiên cứu tạo ra những sản phẩm đặc thù của chúng ta; công nghệ nên được chuyển giao đầy đủ xuống được cho doanh nghiệp.

     

    Cùng với đó, quan tâm đến người chăn nuôi nông hộ, vì họ chủ yếu là tự trộn bằng gáo, bằng xô, rất “đói” kiến thức về dinh dưỡng. Hội Chăn nuôi Việt Nam sẽ tiếp tục tạo ra nhiều diễn đàn khách quan nhất để khâu nối doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học, người sử dụng thức ăn chăn nuôi để kiến nghị hoàn thiện thể chế chính sách…giúp ngành thức ăn bổ sung nói riêng và thức ăn chăn nuôi nói chung phát triển bền vững…

     

    Trần Ngân ghi

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.