[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về sản phẩm chăn nuôi của nước ta, Tập đoàn Dabaco đã nhập gà đẻ trứng màu xanh để chọn lọc, lai tạo và nhân thuần tại Tổng công ty. Đây là giống gà Araucana xuất hiện từ giữa thế kỷ XVI, tại một địa phương thuộc vùng Mapuche của Chile, Nam Mỹ. Giống gà này đã được nhân giống tại Mỹ vào những năm 1930 và được gọi là gà Ameraucana. Sujiwo và et al. (2017) cho biết gà đẻ trứng vỏ xanh (Blue-shelled eggs:BE) ở Hàn Quốc được lai tạo từ gà Araucana (Golden Duckwing Araucana) và White Leghorn và mang các gen đặc trưng của gà Araucana ở Hàn Quốc (Jeong et al., 2016; Oh et al., 2016). Gà Araucana Hàn Quốc là một giống mới và đã được phát triển ở Gyeongbuk.
Gà Araucana thuần chủng có 4 màu lông là đen tuyền, trắng, vàng ánh bạc và đỏ ngực đen. Giống gà mái thuần chủng có đặc điểm riêng biệt là hầu hết có chùm lông tai tạo thành 2 má bông (trừ gà lông vàng), không đuôi (trừ lông đỏ ngực đen), chủ yếu chân màu xanh lá cây cho đến màu đen (gà lông đen), mào hạt đậu, kích thước cơ thể nhỏ, tỉ lệ đẻ thấp (Kate Stanford, 2001; Jeong et al., 2016; https://www.fresheggsdaily.com/2013/). Đặc điểm nổi bật của giống gà này là vỏ trứng có màu xanh, hoặc xanh nước biển hoặc xanh lá cây. Trứng gà xanh có hàm lượng cholesterol thấp, mùi vị thơm ngon, tại các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc…, trứng gà vỏ xanh đã trở thành thực phẩm quen thuộc cao cấp trong bữa ăn hàng ngày của tầng lớp trung và thượng lưu (Hoàng Ngân, 2016). Theo Nguyễn Huân (2015), trứng xanh của gà Araucana có hàm lượng axit amin, kẽm, iode, lecithin, một số loại vitamin gấp 2 – 3 lần trứng gà thông thường và cholesterol thấp (Sujiwo et al., 2017). Ngoài ra, gà Araucana còn có thịt và xương màu đen tương tự như gà Ác, vì vậy có thể nuôi gà mái để sản xuất trứng xanh, còn gà trống để giết thịt nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá một số đặc điểm ngoại hình chủ yếu, khả năng sinh trưởng trong giai đoạn hậu bị, khả năng sản xuất trứng, và chất lượng trứng của gà mái đẻ trứng có vỏ màu xanh thương phẩm nuôi tại Tập đoàn Dabaco.
Đặc điểm chủ yếu ngoại hình gà
Gà con 1 ngày tuổi, tất cả đều có toàn thân lông màu đen, 4 ngón chân, chân màu đen; mỏ có màu đen là chính (82%), còn lại là màu vàng (18%).
Hình 1. Gà thí nghiệm lúc 1 ngày tuổi |
Hình 2 Gà thí nghiệm trưởng thành |
Hình 3. Chuồng nuôi gà thí nghiệm giai đoạn sinh sản |
Hình 4. Gà mái thí nghiệm 6 TT (lông đen, mào đen) |
Hình 5. Gà thí nghiệm lông đen, mào đơn đỏ, rủ |
Hình 6. Gà thí nghiệm lông xám |
Trong giai đoạn đẻ trứng, gà mái có đuôi, lông màu đen (74%) hoặc xám (26%), mỏ màu đen (79%) hoặc vàng (21%), chân màu đen (80%) hoặc mặt trước đen, mặt sau trắng (20%), da thân màu đen (79%) hoặc trắng (21%), mào màu đen (80%) hoặc đỏ (20%) và 100% mào đơn (100% mào rủ). Gà Araucana được Hiệp hội Gia cầm Mỹ (APA) công nhận từ năm 1976. Gà Araucana là tổ tiên của gà Ameraucana (Ameraucana được lai tạo để giữ lại gen trứng xanh nhưng loại bỏ gen gây chết – tufting gene: ET từ con bố mẹ). Gà Araucana mái thuần chủng có 4 màu lông bao gồm: đen, trắng, xám bạc cánh và đỏ ngực đen. Giống gà mái thuần chủng có đặc điểm riêng biệt là có chùm lông tai (gen gây chết gà nếu được thừa hưởng từ cả con bố và mẹ), không đuôi (trừ lông đỏ ngực đen có lông đuôi màu xanh lục đen bóng), chân vàng (gà lông trắng), chân màu xanh lá cây hoặc màu giống lá liễu (gà lông xám bạc cánh) cho đến màu đen (gà lông đen), mào hạt đậu, mỏ đen (gà lông đen), chân dưới màu vàng, nhiều hơn hoặc ít hơn 4 ngón chân, đẻ trứng xanh. Gà Ameraucana được tạo ra từ gà Araucana có 4 màu lông chính như: xanh, đen, trắng và vàng nhạt và các đặc điểm chính như: có lông đuôi, mào hạt đậu, có lông tai, tai đỏ, chân xanh, bàn chân trắng, luôn đẻ trứng xanh (Kate Stanford, 2001; https://www.fresheggsdaily.com/2013/).
Như vậy, gà thí nghiệm được lai tạo và nuôi tai Tập đoàn Dabaco đã có nhiều đặc điểm khác so với gà Araucana màu đen và xám cánh bạc và các gà có màu lông thuần chủng khác.
3.2. Kết quả nghiên cứu giai đoạn gà hậu bị
3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống
Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống trong giai đoạn hậu bị được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1. Tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm trong giai đoạn hậu bị 01NT-17 TT
(ĐVT: %; n=3)
Giai đoạn tuổi (tuần tuổi) |
Tỷ lệ nuôi sống (%) |
Mới nở |
97,85 |
1 – 4 |
99,76 |
5 – 8 |
99,38 |
9 – 12 |
99,47 |
13 – 16 |
99,90 |
16 – 17 |
100,00 |
Cả kỳ |
96,40 |
Gà mái trứng xanh có tỷ lệ nuôi sống trong giai đoạn hậu bị tương đối cao: từ 1 ngày tuổi tới 17 tuần tuổi đạt 96,40%, trong đó thời kỳ 1 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống là thấp nhất (97,85%). Một số nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống cho thấy: gà Ri và gà Lương Phượng đạt tương ứng là: 86,3 và 86,2% (Hồ Xuân Tùng, 2009); tỷ lệ nuôi sống đến 20 tuần tuổi của gà lai Ai Cập là 94,34% (Trịnh Thị Tú, 2015). Tỷ lệ nuôi sống khá cao chứng tỏ khả năng thích ứng với điều kiện chăn nuôi cũng như quy trình vệ sinh phòng bệnh tại Trung tâm Nghiên cứu Gà giống hậu bị – Gà đẻ trứng thương phẩm thuộc Tập đoàn Babaco là khá tốt.
3.2.2. Khối lượng của gà thí nghiệm
Kết quả theo dõi khối lượng trung bình của gà mái trứng xanh từ 1 ngày tuổi tới 17 tuần tuổi được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2. Khối lượng trung bình của gà mái trứng xanh từ 1 ngày tuổi tới 17 tuần tuổi (ĐVT: g/con, n = 220)
Tuần tuổi (tuần) |
Khối lượng (g) |
Tuần tuổi (tuần) |
Khối lượng (g) |
1 ngày tuổi |
33,55 |
9 |
852,32 |
1 |
68,53 |
10 |
960,34 |
2 |
134,21 |
11 |
1043,78 |
3 |
222,24 |
12 |
1142,83 |
4 |
305,23 |
13 |
1250,12 |
5 |
410,45 |
14 |
1313,36 |
6 |
518,83 |
15 |
1356,23 |
7 |
636,23 |
16 |
1390,03 |
8 |
750,37 |
17 |
1420,04 |
Gà mái trứng xanh 1 ngày tuổi nặng trung bình 33,55g, cao hơn so với gà Ác hoặc gà H’Mông theo Trần Thị Mai Phương (2004) tương ứng là: 17,10 – 20,90g và 30,80g, cao hơn gà Ri (29,7g) nhưng nhỏ hơn gà Lương Phương theo Hồ Xuân Tùng (2009) là 36,10g.
Đến 12 tuần tuổi, khối lượng cơ thể gà mái trứng xanh là 1142,83g, cao hơn gà H’Mông theo Lương Thị Hồng và cộng sự (2007): 1057,90g, nhưng thấp hơn gà Mía theo Lê Viết Ly và cộng sự (2001): 1311,00g. Đến 17 tuần tuổi, khối lượng cơ thể gà mái trứng xanh là 1420,04 g/con, trong khi đó gà mái Ai Cập là 1110,6 g/con (Trịnh Thị Tú, 2015) và gà Hy-line Brown là 1400 – 1480 g/con (Hy-line International, 2016).
3.2.3. Lượng thức ăn tiêu tốn trong giai đoạn sinh trưởng
Lượng thức ăn tiêu tốn trong giai đoạn sinh trưởng của gà thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.
Bảng 3. Lượng thức ăn tiêu tốn trong giai đoạn sinh trưởng
Tuần tuổi |
Tiêu tốn thức ăn (g/con/ngày) |
Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg TA/kg tăng khối lượng) |
||||
Mean |
± |
SE |
Mean |
± |
SE |
|
1 – 4 |
22,31 |
± |
0,18 |
2,28 |
± |
0,15 |
5 – 8 |
57,43 |
± |
0,35 |
3,59 |
± |
0,23 |
9 – 12 |
67,77 |
± |
0,10 |
4,88 |
± |
0,11 |
13 – 16 |
69,90 |
± |
0,25 |
10,56 |
± |
0,19 |
16 – 17 |
73,05 |
± |
0,62 |
17,03 |
± |
0,37 |
Chung |
55,45 |
± |
0,24 |
6,02 |
± |
0,18 |
Lượng thức ăn tiêu tốn từ tuần 01 NT – 4 TT của đàn gà thí nghiệm là 22,31 g/con/ngày. Ở 16-17TT, lượng thức ăn tiêu tốn đạt cao nhất 79,35 g/con/ngày và trung bình cả giai đoạn là 55,45 g/con/ngày. Tác giả Đào Văn Khanh (2002) cho biết lượng thức ăn thu nhận của gà Lương Phượng là từ 77,7 – 77,96 g/con/ngày. Theo Bùi Hữu Đoàn (2010), gà F1(H – LP) có khả năng thu nhận thức ăn trung bình là 63,87 g/con/ngày. Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2011) cũng cho biết lượng thức ăn thu nhận của gà lai 3 giống tăng dần qua các tuần tuổi, cao nhất ở các tuần tuổi thứ 7 – 12 và trung bình đạt 71,56 g/con/ngày. Như vậy, kết quả thí nghiệm chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu trên.
3.3. Kết quả nghiên cứu giai đoạn gà đẻ trứng
3.3.1. Tỷ lệ hao hụt của gà thí nghiệm trong giai đoạn đẻ trứng
Tỷ lệ hao hụt của gà đẻ trứng vỏ xanh được trình bày tại bảng 4:
Bảng 4. Tỷ lệ hao hụt của gà thí nghiệm trong giai đoạn đẻ trứng
(Đvt: %; n=3)
Tuần tuổi (tuần) |
Tỷ lệ hao hụt (%) |
19 |
|
23 |
0,18 |
26 |
0,54 |
30 |
0,18 |
34 |
0,18 |
40 |
0,27 |
Cộng chung |
1,34 |
Sau 22 tuần tỷ lệ loại thải của đàn gà là 1,34%. Tỷ lệ này tương đương với theo dõi của Trịnh Thị Tú (2015) đối với gà Ai Cập là 1,4%.
3.3.2. Diễn biến tỷ lệ đẻ của đàn gà thí nghiệm
Đàn gà đẻ quả trứng đầu tiên lúc 18 tuần tuổi và đẻ 5% (thành thục sinh dục) lúc 18,5 tuần tuổi.
Tỷ lệ đẻ tăng nhanh trong các tuần tiếp theo, cụ thể: 21 tuần tuổi đạt trên 55%, đạt đỉnh ở các tuần tuổi 28 – 30 (73,84%), tới 40 tuần tuổi đạt 71,91% (Hình 4). Tuổi đẻ đạt tỷ lệ 5%, 50% của gà trứng xanh sớm hơn, song lại tương đương với gà Ai Cập về tuần tuổi đạt đỉnh cao về tỷ lệ đẻ. Theo Trịnh Thị Tú (2015), các tỷ lệ này ở gà Ai Cập tương ứng là 21, 24 và 29 tuần tuổi.Tỷ lệ đẻ trung bình của gà trứng xanh trong 22 tuần đẻ đạt 66,41% cao hơn so với gà Dongxiang đẻ trứng vỏ xanh giai đoạn từ 20-60 tuần tuổi là 547% (Wang và cs, 2009), và năng suất trứng sau 22 tuần đẻ là 98,6 quả/mái (102,3 quả mới đúng và thấp hơn so với gà mái Ai Cập với các số liệu tương ứng là 76,42% và 117,6 quả/mái (Trịnh Thị Tú, 2015).
3.3.3. Tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn sinh sản
Mức tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn sinh sản trung bình là 107 g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn từ lúc 19 đến 40 tuần tuổi là 2,19kg thức ăn/10 quả trứng. Trong 2 tuần đẻ đầu tiên, do tỷ lệ đẻ còn thấp nên mức tiêu tốn thức ăn rất cao, khi tỷ lệ đẻ đạt trên 55% mức tiêu tốn là 1,94kg thức ăn/10 quả trứng. Từ 22 đến 40 tuần tuổi, mức tiêu tốn thức ăn luôn giữ ở mức khoảng 1,5kg thức ăn/10 quả trứng (Hình 5). Theo Hồ Xuân Tùng (2009), tiêu tốn thức ăn của gà Lương Phượng trong 2 tuần đẻ đầu tiên là 7,92 và 3,56kg thức ăn/10 quả trứng, khi tỷ lệ đẻ là 56,4% mức tiêu tốn là 2,75kg thức ăn/10 quả trứng, từ tuần đẻ thứ nhất tới tuần đẻ thứ 22 (tương ứng với tuần tuổi 21 đến tuần tuổi 42) trung bình là 2,65kg thức ăn/10 quả trứng.
3.3.4. Kết quả khảo sát chất lượng trứng
Kết quả khảo sát chất lượng trứng được trình bày trong bảng sau:
Bảng 5. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng gà trứng vỏ xanh và Novogen Brown
Chỉ tiêu |
Trứng gà vỏ xanh (n=30) |
Trứng gà Novogen White (n=30) |
Trứng gà Novogen Brown (n=30) |
||||||
Mean |
± |
SE |
Mean |
± |
SE |
Mean |
± |
SE |
|
Khối lượng trứng (g) |
55,14 |
± |
0,27 |
62,45 |
± |
0,41 |
59,58 |
± |
0,35 |
Chỉ số hình thái |
1,29 |
± |
0,03 |
1,27 |
± |
0,02 |
1,28 |
± |
0,02 |
Tỷ lệ lòng đỏ (%) |
31,71 |
± |
0,32 |
29,69 |
± |
0,40 |
30,27 |
± |
0,21 |
Tỷ lệ lòng trắng (%) |
57,61 |
± |
0,34 |
59,86 |
± |
0,22 |
59,37 |
± |
0,11 |
Tỷ lệ vỏ (%) |
10,68 |
± |
0,11 |
10,46 |
± |
0,14 |
10,36 |
± |
0,15 |
Chỉ số lòng đỏ |
0,43 |
± |
0,02 |
0,42 |
± |
0,11 |
0,42 |
± |
0,02 |
Màu lòng đỏ (Roche) |
11,97 |
± |
0,17 |
11,27 |
± |
0,15 |
11,88 |
± |
0,14 |
Chỉ số lòng trắng |
0,092 |
± |
0,02 |
0,093 |
± |
0,05 |
0,091 |
± |
0,01 |
Đơn vị HU |
89,35 |
± |
0,75 |
87,16 |
± |
0,38 |
88,24 |
± |
0,68 |
Khối lượng trứng trung bình của trứng gà vỏ xanh là 55,14g, cao hơn so với trứng gà Ai Cập: 52,96 (Trịnh Thị Tú, 2015), cũng như một số giống gà nội khác: 38,78 ở 40 tuần tuổi và 45,2 ở 60 tuần tuổi đối với gà Ri (Moula et al., 2011); 52,4 đối với gà Hồ (Nguyễn Văn Duy, 2013); 44,70 đối với gà Mía (Moula et al., 2012 ); 49,29g đối với gà chùm lông đầu (Lâm Thị Hà, 2011); 41,8g đối với gà Ri (Nguyễn Văn Thạch, 1996); 43,37g đối với gà H’Mông (Đào Lệ Hằng, 2001), 39,70g đối với gà nhiều ngón (Nguyễn Hoàng Thịnh và cộng sự, 2016). Tuy nhiên, khối lượng trứng của gà trứng xanh là tương đương với gà Lương Phượng: 54,0; 54,2 và 55,4g tương ứng với các theo dõi ở 32, 38 và 42 tuần tuổi của Hồ Xuân Tùng (2009) và thấp hơn trứng gà Novogen Brown (trứng vỏ nâu) ở 23 tuần tuổi và Novogen White (trứng vỏ trắng) ở 29 tuần tuổi.
Không có khác biệt nhiều về chỉ số hình thái giữa gà trứng xanh và một số giống gà khác: 1,30 đối với gà Ai Cập; đối với gà Ri ở 40 và 60 tuần tuổi tương ứng là 1,29 và 1,27 (Moula et al., 2011); 1,29 đối với gà chùm lông đầu (Lâm Thị Hà, 2011); 1,20 đối với gà Hồ (Nguyễn Văn Duy, 2013); đối với gà Lương Phượng ở 32, 38 và 42 tuần tuổi tương ứng là 1,34; 1,32 và 1,39 (Hồ Xuân Tùng, 2009) và trứng gà Novogen Brown (vỏ nâu) và Novogen White (vỏ trắng).
Tỷ lệ lòng đỏ, tỷ lệ lòng trắng và tỷ lệ vỏ của trứng gà xanh là tương đương so với một số giống gà khác: các tỷ lệ này tương ứng là 31,32; 58,00 và 10,68% ở gà Ai Cập (Trịnh Thị Tú, 2015), gà Hồ là 31,70 và 58,20 và 10,10% (Nguyễn Văn Duy, 2013); với gà Ri là 31,84; 58,24 và 9,79% ở 40 tuần tuổi hoặc hoặc tương đương với gà Ri 32,45; 57,43 và 10,15% ở 60 tuần tuổi (Moula et al., 2011) và cao hơn so với gà Dongxiang đẻ trứng vỏ xanh tương ứng là: 29,28; 64,55% và 6,17% (Wang và cộng sự, 2009) và trứng gà Novogen Brown và Novogen White.
Không có sự khác biệt nhiều về chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng giữa gà trứng xanh so với một số giống gà khác. Màu sắc lòng đỏ và đơn vị Haugh của gà trứng xanh là khá cao, các chỉ tiêu này tương ứng là 8,1 và 79,2 ở gà Hồ (Nguyễn Văn Duy, 2013), đối với gà Ri là 10,57 và 81,62 lúc 40 tuần tuổi; 10,08 và 76,04 lúc 60 tuần tuổi (Moula et al., 2011) và ở gà Novogen Brown và Novogen White.
3.3.4. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của trứng
Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của trứng được trình bày trong bảng sau:
Bảng 6. Một số chỉ tiêu dinh dưỡng của trứng gà vỏ xanh và Novogen Brown
Chỉ tiêu (%) |
Trứng gà vỏ xanh (n=30) |
Trứng gà Novogen Brown (n=30) |
||||
Mean |
± |
SE |
Mean |
± |
SE |
|
Độ ẩm |
75,12 |
± |
0,27 |
76,45 |
± |
0,24 |
Protein thô |
13,42 |
± |
0,03 |
12,42 |
± |
0,02 |
Béo thô |
9,20 |
± |
0,21 |
9,17 |
± |
0,25 |
Tro thô |
0,88 |
± |
0,34 |
0,86 |
± |
0,11 |
Ca |
0,06 |
± |
0,11 |
0,05 |
± |
0,15 |
P |
0,19 |
± |
0,02 |
0,17 |
± |
0,03 |
Hàm lượng protein thô của trứng gà vỏ xanh cao hơn trứng gà Novogen Brown. Các thành phần dinh dưỡng khác trong trứng gà vỏ xanh và gà Novogen Brown là tương đương nhau.
4.4. Kết luận
Gà trứng xanh 1 ngày tuổi toàn thân có lông màu đen; khi sinh sản, gà mái có đuôi, tuyệt đại bộ phận gà mái có lông màu đen, mỏ đen, chân đen, da thân đen và mào đơn, đen. Giai đoạn hậu bị, gà mái có tỷ lệ nuôi sống khá cao (94,6%), tới 17 tuần tuổi, khối lượng cơ thể đạt 1420,04g, mức tiêu thụ thứcv ăn trung bình là 55,5 g/con/ngày và tiêu tốn 6kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Gà đẻ trứng lần đầu lúc 19 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ trong 22 tuần đẻ trứng trung bình là 66,41%, năng suất trứng là 98,6 quả/mái, tiêu tốn 2,2kg thức ăn/10 quả trứng; trứng tương đối to và có khối lượng lòng đỏ, màu sắc lòng đỏ, đơn vị Haugh, hàm lượng protein thô cao.
Đặng Thúy Nhung1*, Kongkeo Philavong 2, Đinh Văn Chỉnh1, Đặng Vũ Hòa3, Nguyễn Ngọc Đức4
1Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
2Học viên Cao học lớp Chăn nuôi C – K25, khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3Bộ môn Kinh tế và Hệ thống chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội
4Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Chăn nuôi Gia công- Tập đoàn Dabaco Việt Nam.
Tác giả liên hệ: Đặng Thúy Nhung,
email: [email protected]
mobile : 0357269829.
10 Comments
Để lại comment của bạn
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Tôi muốn nuôi gà trứng vỏ xanh giá con giống như thế nào vậy.
Tôi muốn nuôi theo mô hình gà đẻ trứng thả vườn có phù hợp với giống gà trứng vỏ xanh không vậy?
Xin cảm ơn!
Tôi muốn mua gà giống Araucana. Xin liên hệ số 0913805347. Thanks
Tôi cần mua gà giống Araucana, sđt 0903729119.
Tôi cần giống số lượng ít cty có cung cấp không vậy ?
Tôi muốn nuôi gà đẻ trứng xanh và cần tư vấn : 1- con giống, 2- chuồng nuôi gà đẻ, 3- thức ăn, 4- tổng chi phí, 5-nuôi mấy tháng gà đẻ, 6- bao nhiêu trứng/năm, 7-gà đẻ được bao nhiêu năm thì thãi.
Tôi cần tư vấn để nuôi gà Araucana, Sđt : 0968499499
Tôi muốn mua giống gà Araucana đẻ trứng xanh.Vui lòng liên hệ : Mr Phước: 0909819881,
Xin cám ơn !
Tôi muốn mua gà đẻ trứng xanh 0974357100.
Tôi muốn mua gà đẻ trứng xanh, tôi cần tư vấn về giá con giống, cách nuôi… 0935077986
Một giống vật nuôi mới đem lại kinh tế cao cho người chăn nuôi của Việt Nam.