Người mê đắm gà Cùa - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Người mê đắm gà Cùa

    Sau nhiều nỗ lực, anh Vũ Văn Bắc đã thành lập được Tổ hợp tác Gà Cùa Cam Chính, mỗi năm xuất bán ra thị trường 2,5 – 3 vạn con gà thịt.

    Gà Cùa từ lâu được biết đến là một đặc sản của vùng đất nắng gió Quảng Trị. Ảnh: Võ Dũng.

     

    Khởi đầu gian nan với 50 con gà giống

     

    Năm 2012, sau một thời gian làm ăn ở miền Nam, anh Vũ Văn Bắc quyết định về quê vợ tại thôn Đoàn Kết, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) lập nghiệp. Với số vốn ít ỏi tích cóp được, anh Bắc mua 0,6ha đất sình lầy tại vùng Truông, cải tạo để nuôi gà thịt. Những ngày đầu khởi nghiệp với con gà, vợ chồng anh Bắc phải nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn gian khổ.

     

    “Thời điểm đó, máy múc, san ủi đã phổ biến nhưng không đủ tiền thuê nên ngày này qua tháng khác, vợ chồng tôi xùng quốc xẻng, xà beng đào đất, chở xe cút kít từ chỗ này qua chỗ khác để san mặt bằng, làm hệ thống thoát nước. Một cái ao nhỏ cũng đã hình thành cạnh những chuồng gà lợp tạm”, anh Vũ nhớ lại những ngày cơ cực.

     

    “Trang trại” hình thành, anh Bắc mua 50 con gà giống về nuôi nhưng gần như chết sạch. Đến bây giờ, anh Bắc không đếm nổi mình đã trải qua bao nhiêu lần thất bại. Quê ở Nam Định, một vùng quê có truyền thống chăn nuôi và làm nông nghiệp nhưng bản thân anh Bắc chưa một ngày học qua trường lớp chuyên ngành thú y, chăn nuôi. Nhiều lúc nản chí, đã có thời điểm anh đã nghĩ đến việc phải bỏ dở ước mơ, tiếp tục vào miền Nam làm công nhân kiếm miếng cơm manh áo, nuôi vợ trẻ, con thơ.

     

    Nhưng trời không phụ công người giàu ý chí. Dần dần, tự học hỏi qua bạn bè, tìm các thông tin trên mạng Internet và dự nhiều cuộc tập huấn, anh Bắc nhận ra lý do vì sao mình thất bại. Nuôi gà trên một vùng đất ẩm thấp, lại chưa có kinh nghiệm nên dịch bệnh cứ đến triền miên. Hết lứa gà này đến lứa gà khác chết dần, chết mòn trong sự nuối tiếc của đôi vợ chồng trẻ.

     

    Một lần nữa, vợ chồng anh Bắc lại nai lưng nâng cao nền chuồng gà; sử dụng đệm lót sinh học giúp gà ấm về mùa đông. Chuồng gà được che kín gió, thoáng mát vào mùa hè; sử dụng quạt phun sương để làm mát chuồng gà.

     

    Ngoài việc tiêm phòng các loại vacxin theo định kỳ, anh Bắc còn cho gà ăn thức ăn ủ lên men và sử dụng các loại thuốc thảo dược do mình tự chế. Sân chơi của gà được tôn cao, trồng thêm cây che bóng, phun tiêu độc khử trùng thường xuyên… Những lứa gà khỏe mạnh cứ thế lớn lên, xuất chuồng trong niềm hân hoan của hai vợ chồng.

     

    “Tôi phải nhiều lần vay ngân hàng để đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi gà. Nhiều lần trong số đó đã thất bại. Nhưng sự quyết tâm của bản thân và sự động viên của gia đình đã giúp tôi đứng dậy từ nơi vấp ngã. Mãi đến vài năm sau khi tập tành nuôi gà tôi mới hái được quả ngọt”, anh Bắc chia sẻ.

     

    Có được vốn kiến thức trong tay, số lượng gà mỗi lứa cứ tăng dần, tổng đàn gà xuất chuồng mỗi năm tăng theo cấp số nhân. Nhưng khát vọng của người đàn ông dạn dày sương gió ấy chưa muốn dừng lại. Anh Bắc muốn đưa gà Cùa, một sản vật của vùng đất Quảng Trị vươn xa hơn nữa. Nhưng một mình anh lúc này chưa đủ sức gánh vác, cung cấp gà Cùa cho thị trường trong tỉnh chứ chưa nói đến việc vươn xa ra các tỉnh bạn.

     

    Năm 2019, anh Vũ Văn Bắc thành lập Tổ hợp tác Gà Cùa với 10 thành viên. Anh Bắc làm nhiệm vụ chuyển giao kỹ thuật cho bà con. Quy trình nuôi được quán triệt chặt chẽ như một nguyên tắc bất di bất dịch, hạn chế tối đa sử dụng kháng sinh, cách ly đủ thời gian và cho ăn thức ăn theo hướng hữu cơ; sử dụng thuốc thảo dược phòng chữa bệnh cho gà.

    Tổ hợp tác Gà Cùa Cam Chính mỗi năm xuất ra thị trường 2,5-3 vạn con gà thịt. Ảnh: Võ Dũng.

     

    Tôi vẫn còn nợ vùng đất này

     

    Đến với gà Cùa như một nhân duyên trời định, đến nay, 7 thành viên trong Tổ hợp tác Gà Cùa mỗi năm xuất chuồng khoảng 2,5-3 vạn con gà thịt. Bình quân, với 1 nghìn con gà thịt xuất chuồng sẽ cho hộ chăn nuôi trong tổ hợp tác lãi ròng từ 25-30 triệu đồng. Riêng anh Bắc, mỗi năm xuất chuồng 1-1,2 vạn con, lãi ròng trên dưới 300 triệu đồng.

     

    Nói về việc số lượng thành viên tổ hợp tác hiện chỉ còn 7 người, anh Bắc khẳng định, quy trình chăn nuôi của tổ hợp tác rất chặt chẽ. Vì vậy, một số hộ đã xin rút khỏi tổ hợp tác khi họ cảm thấy không thể đáp ứng được yêu cầu. Tổ hợp tác thấy đó là nguyện vọng hoàn toàn chính đáng nhưng vẫn luôn mong muốn người chăn nuôi ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

    Gà Cùa nuôi theo hướng hữu cơ, thức ăn được ủ lên men… Ảnh: Võ Dũng.

     

    Ông Đỗ Minh Ngọc, một thành viên Tổ hợp tác Gà Cùa cho biết, trước đây, gia đình ông chủ yếu trồng cây công nghiệp, nuôi gà chỉ để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, khi tham gia tổ hợp tác, mỗi năm gia đình ông cũng xuất chuồng trên 2 nghìn con gà, lãi ròng trên 60 triệu đồng.

     

    Để trụ vững lại trong tổ hợp tác, theo ông Ngọc, các thành viên phải tuyệt đối tuân thủ quy trình nuôi và chăm sóc. Gà chỉ ăn thức ăn công nghiệp 1 tháng đầu để tăng cường sức đề kháng. Sau đó, gà được ăn thức ăn ủ lên men, bột ngô, gạo trộn với thân cây chuối. Thường sau 4,5 tháng, khi trọng lượng đạt từ 1,6kg sẽ xuất chuồng.

     

    “Giữ được chất lượng thịt gà thơm ngon là cách tốt nhất để giữ chân khách hàng. Chúng tôi luôn tuân thủ nguyên tắc ấy để giữ được thương hiệu gà Cùa trong lòng người tiêu dùng”, ông Ngọc cho hay.

     

    Anh Vũ Văn Bắc chia sẻ thêm, gà Cùa thực ra là giống gà ri bản địa, được nuôi ở một số xã vùng Cùa như Cam Chính, Cam Nghĩa của huyện Cam Lộ. Đây là vùng đất gần như biệt lập với các xã khác của huyện Cam Lộ. Nằm ở cao độ 200m so với mực nước biển, xung quanh được bao bọc bởi những rừng cây khiến khí hậu vùng Cùa trong lành, dễ chịu. Về mùa hè, nhiệt độ vùng Cùa thường thấp hơn ở đồng bằng từ 2 – 3 độ C.

     

    Giống gà ri nuôi ở vùng đất này có chất lượng thơm ngon hơn hẳn những vùng miền khác. Vì vậy, khi nhắc đến vùng Cùa, người ta ngay nghĩ tới con gà bản địa. Gà Cùa khi chưa trở thành hàng hóa phổ biến thường được mỗi gia đình nuôi vài ba chục con, ban đêm đỗ trên những cành cây cao, ban ngày đi ăn dưới những vườn cây xanh mát. Có những thời điểm, để tìm mua được một con gà Cùa chính hiệu không phải là chuyện dễ.

    Trộn với thân cây chuối, các phụ phẩm nông nghiệp. Ảnh: Võ Dũng.

     

    Tuy nhiên, khi khởi nghiệp nuôi gà, anh Bắc lại ra tận Hà Nội để mua giống gà ri về nuôi. Biết là cùng giống gà ri nhưng anh Bắc vẫn thực sự trăn trở và muốn tìm những con gà ri bản địa thuần chủng để nhân giống. Với sự tỷ mẩn, chịu khó học hỏi của mình, anh Bắc đã chọn được một đàn gà bố mẹ có nhiều đặc điểm của giống gà Cùa xưa như chân nhỏ, lông mượt, trọng lượng chỉ 1,6 – 1,8kg/con, trứng nhỏ, mắn đẻ. Mong muốn của anh Bắc hiện nay là mở rộng khu chăn nuôi để dễ bề tuyển chọn và sản xuất con giống cung cấp cho bà con trong vùng.

     

    Đến thời điểm này, thương hiệu gà Cùa đã thực sự vươn xa, không chỉ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng tại Quảng Trị mà còn được bán ở nhiều siêu thị tại Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Gà Cùa cũng đã được chứng nhận sản phẩm gà thịt VietGAHP, gà đóng gói hút chân không là sản phẩm OCOP 3 sao và đang trong giai đoạn được đề xuất nâng hạn lên sản phẩm 4 sao.

     

    Võ Dũng

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Mong muốn nâng tầm thương hiệu Gà Cùa

     

    “Tôi muốn có thêm diện tích mở rộng chăn nuôi để nâng tầm thương hiệu Gà Cùa nhưng vùng đất này giờ tìm được quỹ đất không phải là dễ. Tôi rất mong được các cấp chính quyền tạo điều kiện tối đa để triển khai nhanh dự án nhân giống gà bản địa, cung cấp cho các thành viên trong tổ hợp tác. Tôi vẫn tin rằng, nếu tìm được giống gà thuần chủng nhân giống thì chất lượng gà Cùa sẽ còn thơm ngon hơn bây giờ rất nhiều”, anh Bắc tâm sự.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.