Ninh Thuận: Về Phước Thái tìm hiểu nghề nuôi trâu - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Ninh Thuận: Về Phước Thái tìm hiểu nghề nuôi trâu

    Đến xã Phước Thái (Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) tìm hiểu nghề nuôi trâu, chúng tôi biết thêm một số thông tin thú vị, hết sức ngạc nhiên không ít về trâu. Trước hết là về giá trị kinh tế, lâu nay vẫn tưởng do thịt trâu ít người ăn nên giá bán rẻ, nhưng trái ngược hẳn, thực tế thịt trâu còn mắc hơn thịt bò và đã có một số người giàu lên nhờ nuôi trâu.

     

    Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Ninh Phước, trong tổng đàn trâu gần 1.100 con của toàn huyện, có trên 50% là trâu nuôi ở xã Phước Thái. Đàn trâu của xã Phước Thái tập trung nuôi ở 2 thôn Hoài Ni và Hoài Trung, với tổng số 565 con, riêng Hoài Ni có gần 300 con. Ông Quảng Thanh, Bí thư Chi bộ thôn Hoài Ni, cho biết: “Trâu địa phương chủ yếu nuôi ở vùng đồng bào dân tộc Chăm, ngoài 2 thôn trên, ở Như Bình có 2-3 hộ nuôi; các thôn Chất Thường, Phước Đồng thuộc xã Phước Hậu lân cận cũng có nuôi nhưng ít, trung bình mỗi thôn có 3-4 hộ nuôi (4-5 con/hộ)”. Cũng theo ông Thanh, mấy năm trước vì dịch bệnh, có hộ bị chết hết cả đàn trâu nuôi, nhưng hai năm vừa rồi, nhờ không có dịch bệnh lở mồm, long móng nên đàn trâu phát triển tốt”. Thấy tình hình nuôi trâu khả quan, trước Tết, ở Hoài Ni có hộ vay thêm vốn ngân hàng để tăng đàn trâu lên 14-15 con. Đặc biệt có nhiều hộ nuôi từ 40-60 con trâu, nổi bật là các hộ: Trượng Thanh Tùng, Đậu Bắn và Hán Thu Tâm.

     

    Anh Hán Văn Thường, Tổ trưởng một tổ tự quản thôn Hoài Ni, nuôi 27 con trâu cho biết: “Một con trâu nái được nuôi từ khi mới sinh cho đến khi trưởng thành, sinh sản là mất 3 năm. Trâu đực nuôi thịt chỉ cần hơn 2 năm có thể bán khoảng hơn 20 triệu đồng/con”. Thông thường trâu nặng khoảng 250 kg, xẻ thịt sẽ thu khoảng 80 kg thịt, tùy thời điểm, giá thịt trâu dao động 250.000-300.000 đồng/kg và luôn cao hơn thịt bò khoảng 50.000 đồng. Theo anh Thường, trâu dễ nuôi hơn bò, chỉ cần đồng có nước và nhiều cỏ là được, nhưng vì thường ngâm mình trong nước, trâu dễ bị dịch bệnh hơn và thời gian nuôi lớn cũng dài hơn so với bò nuôi vỗ béo. Bên cạnh trâu nuôi thịt, ở Hoài Trung còn có hộ anh Mai Văn Chu nuôi cặp trâu kéo, giá mỗi con trâu loại này trên 50 triệu đồng. Theo nhiều người nuôi trâu địa phương, đây được coi là cặp trâu nặng ký nhất xã, cũng là cặp duy nhất còn thuê dùng kéo xe bị lún, chở lúa ra khỏi các vùng ruộng sình thay cho phương tiện cơ giới và làm dịch vụ trạc ruộng (san phẳng ruộng). Dắt cặp trâu ra ngâm dưới nước kênh Nam, đoạn gần thôn Tà Dương, anh Chu cho biết đã nuôi chúng được 7-8 năm và nhận định chúng vẫn còn tiếp tục tăng trưởng.

    Đàn trâu nuôi từ núi lùa về thôn Hoài Ni

     

    Là xã có địa hình đa dạng, vừa đồng bằng, vừa trung du và miền núi, Phước Thái có diện tích tự nhiên gần 11.890 ha. Do điều kiện thích hợp, có nhiều đồng cỏ tự nhiên và dựa vào nguồn nước kênh Nam, từ xa xưa trâu được người dân địa phương chọn nuôi cùng gia súc khác. Theo anh Hán Văn Thường, ngay từ hồi nhỏ còn ở với cha mẹ, anh đã làm quen với nghề nuôi trâu và nay vẫn duy trì đàn trâu như một tập quán lưu truyền. Ngoài ý nghĩa để dành vốn, anh coi nuôi trâu là để nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ, những lần cắt cỏ, chăn dắt, cưỡi trâu và đùa giỡn với trâu trên dòng kênh Nam trong xanh. Hiện nay do đồng cỏ thu hẹp vì nhường đất làm đường, thủy lợi, điện mặt trời, thỉnh thoảng người nuôi ở Hoài Ni, Hoài Trung phải cho trâu “chạy đồng” ở Như Bình hoặc Hậu Sanh (Phước Hữu) để kiếm cỏ. Bên cạnh chăn thả ở đồng, còn có nhiều bầy trâu khác được thả rong tự do trên đồi núi xa, nếu vùng có nước thì 2-3 ngày chủ trâu đi thăm một lần, nếu mùa khô ít nước thì ngày nào cũng phải đi thăm chừng. Gần đây khô hạn thường xảy ra, gây thiếu nước nên trâu thả nuôi trên núi phải lùa về đồng, về nhà.

     

    Chị Hán Thị Chiêm, thôn Hoài Ni, chia sẻ: “Mùa này không mưa nên trên núi khan hiếm cỏ, để cung cấp thức ăn cho 25 con trâu của gia đình nuôi, tôi phải mua rơm về cho ăn”. Giá mỗi cuộn rơm (8-10 kg) là 40.000 đồng, 25 con ăn trung bình 10 cuộn/ngày, như vậy mỗi ngày chị phải tốn 400.000 đồng tiền rơm cho đàn trâu. Chị Chiêm hy vọng 3 tháng tới thu hoạch lúa trên 5 ha ruộng nhà sẽ có đồng cỏ, có rơm trữ lại đủ cho đàn trâu ăn. Theo tìm hiểu của chúng tôi, so với bò, do có vóc dáng vạm vỡ, to khỏe nên trâu ăn nhiều cỏ hơn và vì vậy việc nuôi tốn kém hơn. Về tiêu thụ cũng khác bò, trâu xẻ thịt chỉ bán quanh quẩn trong địa phương, thường nhất vào các dịp lễ, tết hoặc cưới hỏi, có nhà khi tổ chức đám cưới đặt mua 60-70 kg thịt. Ngoài thân mình và đùi, các bộ phận còn lại cũng được bán lấy thịt, như đầu trâu có giá 500.000 đồng (đầu bò chỉ 200.000 đồng) và da trâu mỗi bộ 400.000 đồng (người mua làm thực phẩm khô); cặp sừng trâu (không thịt) cũng bán được 100.000 đồng (các tư thương đem lên Đắc Lắc tiêu thụ).



    Theo ông Quảng Thanh, trước kia người thành thị ít ăn thịt trâu, nhưng bây giờ đang quen dần thực phẩm bổ dưỡng này, theo đó nhu cầu tiêu thụ tăng dần. Với điều kiện đất đai rộng, có nhiều đồi núi thuận tiện để duy trì và phát triển đàn trâu, nếu có thị trường tiêu thụ ổn định, Phước Thái nói chung và Hoài Ni, Hoài Trung nói riêng sẽ tận dụng cơ hội, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi trâu truyền thống.

     

    Bạch Thương

    Nguồn tin: Báo Ninh Thuận

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.