“Nóng” thị trường thức ăn chăn nuôi do khẩu nguyên liệu - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • “Nóng” thị trường thức ăn chăn nuôi do khẩu nguyên liệu

    Giá thức ăn chăn nuôi (TACN) và nguyên liệu ở nước ta tăng cao trong mấy tháng gần đây do tác động từ giá quốc tế và tình trạng thiếu container rỗng gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng nhập khẩu.

     

    Theo đó, giá ngô tháng 1 tăng tới hơn 30% từ mức giá 6.000 đồng/kg lên 7.800 – 8.000 đồng/kg; khô đậu tương tăng từ 9.200 – 9.500 đồng/kg lên khoảng 15.000 đồng/kg; bột xương thịt cũng tăng trên 30% từ 9.500 đồng/kg lên 14.500 đồng/kg. Ở nước ta, cơ cấu giá TACN chiếm khoảng 90% giá thành sản phẩm vật nuôi.

     

    Thông tin từ Tập đoàn Dabaco Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng của việc đứt gãy chuỗi cung ứng vận tải logistics toàn cầu do dịch COVID-19, việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ nhà máy ép dầu và nguyên liệu TACN của Dabaco tháng 1 liên tục trong tình trạng vừa chạy máy vừa chờ nguyên liệu. Nhà máy Dầu thực vật Coba của Dabaco hiện mỗi tháng chỉ chạy được từ 18 – 20 ngày, còn lại phải dừng máy do nguyên liệu đậu tương nhập khẩu không về kịp dù trước đó doanh nghiệp đã chủ động tích trữ nguyên liệu lên tới 100.000 tấn.

     

    Ngô là một thành phần trong thức ăn chăn nuôi. Giá ngô trên thị trường Châu Mỹ và Châu Âu đã tăng liên tiếp kể từ tháng 8/2020 do nhu cầu từ các thị trường Châu Á, cùng với quá trình khôi phục đàn lợn sau dịch tả lợn Châu Phi, và triển vọng nguồn cung ở các nước Nam Mỹ sụt giảm do thời tiết khô hạn, giữa bối cảnh dòng chảy thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và tình trạng thiếu container.

     

    Tháng 1/2021, giá ngô thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu cao từ khách hàng Trung Quốc giữa bối cảnh nguồn cung từ Ucraina giảm và thời tiết cực đoan tiếp diễn ở những nước sản xuất ngô chủ chốt ở Nam Mỹ.

     

    Theo đó, giá ngô Mỹ giao dịch trên sàn Chicago phiên giao dịch cuối cùng của tháng 1/2021 đạt 5,50-1/2 USD/bushel (1 bushel ngô = 25,4 kg), cao nhất trong vòng 7,5 năm trở lại đây; cao hơn khoảng 30% so với giữa tháng 10/2020 và cao hơn khoảng 65% so với đầu tháng 8/2020. Tính chung cả tháng 1/2021, giá ngô Mỹ đã tăng 12,14%. Tương tự, giá ngô Achentina tháng 1/2021 cũng tăng 27 USD (khoảng 10%) lên 255 USD/tấn và ngô Brazil tăng 29 USD lên 264 USD/tấn vì nguồn cung bị thắt chặt. Giá ngô Biển Đen tăng 17 USD/tấn trong tháng 1/2021, lên 244 USD/tấn do nhu cầu mạnh từ Trung Quốc.

    Ở Châu Á, giá ngô tại Trung Quốc thậm chí còn tăng ngay từ đầu năm 2020, và tính chung cả năm tăng khoảng 15. Ngày 28/1/2020, giá ngô trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) cao hơn 50% so với một năm trước đây và ở mức cao nhất mọi thời đại.

     

    Trong khi đó, các nhà sản xuất TACN Hàn Quốc đầu năm 2021 đã phải trả giá trung bình cho hợp đồng mua ngô kỳ hạn giao 6 tháng đầu năm 2021 lên đến 243,42 USD/tấn, CFR, tăng 32,5 USD/tấn (15%) so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của Platts.

     

    Giá ngô tăng kéo giá glutein ngô và bã rượu ngô – hai thành phần quan trọng trong TACN – cùng tăng vượt xa giá của cùng thời kỳ những năm trước.

     

    Giá đậu tương cũng tăng theo xu hướng giá ngô do nhu cầu cao và nguồn cung không bắt kịp. Giá đậu tương xuất khẩu của Mỹ và Achentina đã tăng 7 tháng liên tiếp lên mức cao nhất 6,5 năm vào cuối tháng 1/2021 do nhu cầu xuất khẩu mạnh trong khi thời tiết ở Nam Mỹ khô hạn ảnh hưởng đến sản lượng của khu vực sản xuất đậu tương chủ chốt này.

     

    Kết thúc tháng 1/2021, giá đậu tương Mỹ đạt 13,66 USD/bushel, tăng khoảng 4% so với đầu tháng 1/2021. So với giữa tháng 8/2020, giá đậu tương cao hơn khoảng 50%. Tính chung trong tháng 1/2021, giá lúa mì Mỹ tăng 2% lên 6,52 USD/bushel, lúa mì Pháp tăng hơn 7% lên 229 EUR/tấn. Nguyên nhân do nguồn cung hạn hẹp vì thời tiết ở Nam Mỹ khô hạn, tình trạng thiếu nhân lực và thiếu container rỗng từ các nước xuất khẩu như Achentina, và nhu cầu mạnh từ Trung Quốc.

     

    Nam Mỹ gần đây đã có mưa, song trong ngắn hạn, dự báo giá đậu tương sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao vì chênh lệch cung – cầu, cho đến khi Nam Mỹ thu hoạch đậu tương.

    Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc – nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới – năm 2020 đạt mức kỷ lục 100,33 triệu tấn. Trong đó sản lượng nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đạt 25,9 triệu tấn, tăng 52,8% so với mức 16,9 triệu tấn đạt được trong năm 2019; từ Brazil đạt 64,3 triệu tấn, tăng 11,46% so với mức 57,67 triệu tấn của 2019.

     

    Tương tự 2 nguyên liệu trên, giá lúa mì thế giới tháng 1/2021 tăng do Nga sắp áp thuế xuất khẩu lúa mì và tác động từ giá ngô và đậu tương tăng, giữa bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ từ khách hàng Đông Nam Á, nhất là đối với lúa mì Australia, trong khi nguồn cung lúa mì xuất khẩu hạn hẹp.

     

    Cuối tháng 12, Chính phủ Nga công bố một gói biện pháp ngăn giá lương thực trong nước tăng mạnh. Theo đó, trong giai đoạn từ ngày 15/2 – 30/6/2021, hạn ngạch xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và ngô được đặt ra với số lượng là 17,5 triệu tấn. Hạn ngạch sẽ được phân bổ cho các nhà xuất khẩu theo nguyên tắc từng được áp dụng trong lịch sử – dựa trên khối lượng cung cấp các mặt hàng này trong nửa đầu vụ, từ ngày 1/7 đến 31/12/2020.

     

    Đồng thời, Nga cũng áp dụng thuế xuất khẩu ngũ cốc trong giai đoạn 15/2 – 30/6/2021. Theo đó, thuế đối với lúa mì trong hạn ngạch được ra ở mức 25 EUR/tấn, đối với các loại cây trồng khác là 0 cho giai đoạn 15/2 – 1/3/2021; kể từ 1/3 đến 30/6/2021, thuế xuất khẩu lúa mì, lúa mạch, mạch đen và ngô sẽ tăng lên 50 EUR (khoảng 61 USD)/tấn.

     

    Giá gạo tấm trên thị trường thế giới thời gian qua cũng tăng nhanh do nhu cầu từ khách hàng Châu Phi vẫn duy trì trong khi xuất hiện thêm nhu cầu từ Châu Á.

     

    Giá gạo 100% tấm Ấn Độ (giao tại cảng biển nước này) cuối tháng 1/2021 đã tăng lên 280 USD/tấn, so với 260 USD/tấn hồi tháng 12/2020, và dự báo sẽ còn tăng tiếp.

     

    Giá nguyên liệu sản xuất TACN trên thế giới hiện vẫn cao và có thể còn tăng tiếp do nhu cầu thịt sau Tết vẫn nhiều.

     

    Triển vọng năm 2021

     

    Đối với mặt hàng ngô, dự báo cầu tăng mạnh hơn cung và nhu cầu ngô thế giới năm 2021 sẽ vẫn sôi động, nhất là từ Trung Quốc, sẽ nâng giá trung bình năm 2021 lên cao hơn so với năm 2020.

     

    Achentina và Brazil đang mùa trồng ngô. Từ nay đến khi Nam Mỹ thu hoạch ngô và bán ra thị trường (tháng 5 – tháng 6), giá dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao, phản ánh tình trạng cung khan và nhu cầu vững, nhất là từ Trung Quốc.

     

    Trong báo cáo mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo về sản lượng ngô thế giới niên vụ 2020/21 do sản lượng giảm nhiều ở Achentina, Brazil, Liên minh Châu Âu và Mỹ, mặc dù của Trung Quốc và Ấn Độ tăng nhẹ. Do đó, xuất khẩu ngô thế giới dự báo cũng sẽ giảm sút.

     

    Về lúa mì, USDA dự báo sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 2020/21 sẽ đạt 362,64 triệu tấn, giảm 5,83 triệu tấn so với dự báo tháng trước đó, mặc dù tăng 25,95 triệu tấn (tăng 7,7%) so với 336,69 triệu tấn của niên vụ trước.

     

    Tuy nhiên, trong trung hạn, khi giá tăng quá nhiều, các nhà sản xuất TACN sẽ có xu hướng chuyển sang những nguyên liệu thay thế khác. Ngoài ra, dịch ASF vẫn là mối đe dọa lớn đối với đàn lợn của thế giới, ảnh hưởng gián tiếp đến nhu cầu ngô. Hiện nhiều nước Châu Âu và Châu Á vẫn thông báo phát hiện các ổ dịch mới.

     

    Vân Chi

    Nhịp sống kinh tế

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.