Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng: Cần bảo đảm theo quy định - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 66.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 64.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bạc Liêu 64.000 đ/kg
    •  
  • Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng: Cần bảo đảm theo quy định

    Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01- 195:2022/BNN&PTNT quy định giá trị giới hạn cho phép về các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng (gọi tắt là quy chuẩn) nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

    Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải bảo đảm theo quy chuẩn để hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm sức khỏe người dân. Trong ảnh: Một khu chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh.

     

    Vẫn còn những hạn chế

     

    Từ khi chưa có phân bón hóa học, nông dân nước ta đã coi nước thải chăn nuôi là nguồn nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất nông nghiệp. Nhiều nước phát triển trên thế giới như Đan Mạch, Hà Lan cũng cho phép sử dụng nước thải chăn nuôi cho mục đích trồng trọt. Nhìn từ góc độ kinh tế, nước thải chăn nuôi còn là nguồn tài nguyên hữu cơ có giá trị cho cây trồng. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn, trong đó có ô nhiễm từ nước thải chăn nuôi là một vấn đề lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt. Hầu hết nước thải chăn nuôi không được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để xả trực tiếp vào môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt nước ngầm, tác động xấu đến điều kiện vệ sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

     

    Hiện nay, nguồn nước thải trong chăn nuôi chủ yếu từ nuôi heo thịt và bò sữa. Tình trạng chăn nuôi tự phát vẫn còn diễn ra nhiều nơi nên việc xử lý và xả nước thải chăn nuôi chưa được thực hiện đồng bộ, đúng quy định. Theo lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, trước đây việc tái sử dụng nước thải chăn nuôi tưới cho cây trồng gặp những trở ngại do thiếu hành lang pháp lý. Phần lớn lượng nước thải chăn nuôi không được sử dụng cho mục đích trồng trọt mà xả trực tiếp hoặc được đưa qua các hệ thống xử lý nước thải khá tốn kém trước khi thải ra môi trường. Do đó, để bảo đảm nước thải đầu ra sử dụng cho cây trồng đạt tiêu chuẩn cần phải đáp ứng theo quy chuẩn, được ban hành kèm theo Thông tư 28/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ ngày 1-7-2023).

     

    Quy chuẩn quy định giá trị giới hạn cho phép về các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng tưới gốc cho cây trồng. Nước thải chăn nuôi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải sử dụng chung (hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; sông, suối, khe, rạch, kênh, mương, hồ, ao, đầm, phá, vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định) không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn. Quy chuẩn áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại, cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng. Quy chuẩn quy định giá trị giới hạn cho phép về các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng tưới gốc cho cây trồng (gồm cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp và cây dược liệu).

     

    Thực hiện đúng quy chuẩn

     

    Quy chuẩn quy định kỹ thuật về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải tuân theo giá trị giới hạn các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng. Cụ thể, thông số Ph thì giá trị giới hạn là 5,5-9, clorua nhỏ hơn hoặc bằng 600mg/L, Asen nhỏ hơn hoặc bằng 1mg/L, Cadimi nhỏ hơn hoặc bằng 0,01mg/L, Crom nhỏ hơn hoặc bằng 0,5mg/L, Thủy ngân nhỏ hơn hoặc bằng 0,002mg/ L, E. coli giá trị giới hạn đối với các loại cây (trồng trừ cây rau); cây dược liệu hàng năm là lớn hơn 200mg/L. đến 1.000mg/L; đối với cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày không sử dụng làm thực phẩm thức ăn cho vật nuôi thì giới hạn là trên 1.000-5.000 mg/L, trên 5.000 mg/L sẽ không được sử dụng cho các loại cây trồng.

     

    Quy chuẩn cũng quy định tổ chức, cá nhân liên quan phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại quy chuẩn. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng thuộc đối tương phải thực hiện công bố hợp quy và đăng ký công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ. Khi nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng được đánh giá, công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng thuộc đối tượng phải chịu sự đánh giá giám sát không quá 12 tháng/1 lần hoặc đột xuất khi cần thiết.

     

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân sở hữu các cơ sở chăn nuôi trang trại có nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng thuộc đối tượng tại mục 1.2 của quy chuẩn (tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại, cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng), ra thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy và tổng hợp, gửi báo cáo định kỳ hàng năm trước ngày 15-12 hoặc đột xuất theo yêu cầu cho Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Khi phát hiện nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng không phù hợp với công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải dừng sử dụng và kịp thời thông báo bằng văn bản về sự không phù hợp tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy, sau khi thực hiện các biện pháp khắc phục đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu trên trước khi tiếp tục sử dụng.

     

    Theo quy chuẩn, nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng là nước thải ra từ các hoạt động chăn nuôi đã xử lý đáp ứng theo quy định để tưới cho cây trồng. Nước thải chăn nuôi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải sử dụng chung (hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, sông, suối, khe, rạch, kênh, mương, hồ, ao, đầm, phá, vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định) không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn. Quy chuẩn áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại, cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng.

     

    THOẠI PHƯƠNG – TRUNG NGHĨA

    Nguồn: Báo Bình Dương

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.