Việc người chăn nuôi sử dụng chế phẩm thảo dược trong nuôi gà đẻ trứng thương phẩm đã tạo ra một sản phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế.
- Mô hình chăn nuôi gà siêu trứng hiệu quả
- Top doanh nghiệp sản xuất trứng và thịt gia cầm lớn nhất Việt Nam năm 2022
- Nuôi gà lông màu không còn dễ
Sản phẩm trứng gà thảo dược là kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của anh Nguyễn Đức Điện, giảng viên Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên đến người chăn nuôi gà. Theo anh Điện, chế phẩm thảo dược được bổ sung vào thức ăn của gà là tannin thủy phân chiết xuất từ thân cây hạt dẻ bằng phương pháp vật lý. Đây là chất có tác dụng chống vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng, làm giảm nguy cơ kháng thuốc ở gia cầm, qua đó hạn chế tình trạng tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2020, anh Điện đã tiến hành phối trộn chế phẩm thảo dược vào thức ăn trên đàn gà đẻ trứng 160 con giống Ai Cập trắng của gia đình. Chế phẩm thảo dược được hòa tan vào nước với tỷ lệ 1 g/10 ml nước rồi phun đều lên thức ăn và để khô ngoài không khí, sau đó mới cho gà ăn. Qua quá trình chăn nuôi cho thấy, khi bổ sung tannin ở mức 600 g/tấn thức ăn trên đàn gà đẻ trứng từ 21 – 24 tuần tuổi sẽ làm tăng tỷ lệ đẻ, giảm tiêu tốn thức ăn và nâng cao chất lượng cho sản phẩm trứng (tăng tỷ lệ lòng đỏ, giảm lòng trắng).
Anh Lê Thế Anh (thôn 3, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột) phối trộn chế phẩm thảo dược vào thức ăn của gà.
Nhằm đánh giá sản phẩm, anh đã đưa trứng gà đến Viện Công nghệ sinh học và Môi trường (Trường Đại học Tây Nguyên), Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 để kiểm định chất lượng. Kết quả cho thấy, trứng gà thảo dược có hàm lượng omega 3, các chỉ số về DHA, vitamin A, B1, B12, protein cao hơn trứng thường; đồng thời giảm cholesterol, không dư lượng chất kháng sinh và hoóc môn sinh trưởng trong trứng.
“Chế phẩm thảo dược (tannin) được sử dụng với liều lượng phù hợp sẽ giúp cải thiện năng suất vật nuôi, tăng cường sức khỏe, ức chế vi khuẩn có hại. Do đó có thể sử dụng để thay thế kháng sinh trong khẩu phần ăn của vật nuôi như gà, heo, bò” – anh Nguyễn Đức Điện cho biết.
Từ đầu năm 2022, mô hình nuôi gà đẻ trứng bằng thảo dược đã được anh Điện giới thiệu và hướng dẫn cho một số chủ trang trại nuôi gà trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột triển khai và bước đầu đem lại hiệu quả tích cực. Điển hình như trang trại của anh Lê Thế Anh (thôn 3, xã Ea Kao) có quy mô 35.000 con gà đẻ trứng, trên tổng diện tích 10.000 m2. Gia đình anh bắt đầu nuôi gà đẻ trứng từ năm 2012, trước đây thường dùng kháng sinh trộn vào thức ăn cho gà ăn. Từ tháng 2/2022, anh bắt đầu thay thế cám công nghiệp bằng bắp, cám gạo, bã đậu nành, bột khoáng phối trộn với chế phẩm thảo dược làm thức ăn cho đàn gà 1.000 con. Sau một tuần trộn thức ăn với chế phẩm thảo dược, chất lượng trứng gà đã được cải thiện. Trứng không chỉ thơm, ngon hơn mà đàn gà mẹ cũng khỏe mạnh và giảm tỷ lệ hao hụt hơn so với trước. Theo anh Thế Anh, trứng được sản xuất từ đàn gà bố mẹ ăn thảo dược trong suốt quá trình nuôi. Nếu nhìn bên ngoài không có sự khác biệt giữa trứng gà thảo dược và trứng thường, nhưng khi sử dụng thì thấy rõ, lòng trắng trứng gà thảo dược mềm, dai hơn, lòng đỏ ăn đậm vị. Trung bình mỗi ngày, anh thu khoảng 800 quả trứng gà thảo dược, cung cấp cho một đại lý thu mua trứng tại TP. Buôn Ma Thuột với giá 3.500 đồng/quả (cao hơn trứng thường từ 1.000 – 2.000 đồng/quả). Sau khi trừ chi phí, anh thu lãi 1.000 đồng/quả trứng. Ngoài ra, để nhiều người biết đến loại trứng này, anh còn mang đi chào hàng tại một số cửa hàng thực phẩm tại Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh.
Sản phẩm trứng gà thảo dược của trang trại anh Lê Thế Anh (bìa trái).
Sau khi hoàn thiện xong thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho trứng gà thảo dược, anh Thế Anh sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất đồng thời tiếp cận kênh phân phối thực phẩm sạch cho các trường học, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, bách hóa… trên địa bàn tỉnh. Anh cho biết: “So với cách nuôi truyền thống thì nuôi gà bằng thảo dược tốn nhân công và chi phí hơn, nhưng đổi lại tạo ra sản phẩm trứng gà sạch, an toàn cho người sử dụng”.
Tuyết Mai
Nguồn: Báo Đắk Lắk
- gà đẻ trứng li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Thông tin khá cần thiết, mình có thể xin thông tin liên lạc của anh Thế Anh để tìm hiểu thêm không ạ ?
Bạn có thể liên lạc qua Email: [email protected] hoặc số điện thoại này nhé: 0986648718