Bà con dân tộc vùng cao tại các xã Biên Sơn, Phong Vân, Tân Sơn (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) đã đổi đời, cuộc sống khấm khá nhờ tận dụng bãi chăn thả rộng lớn với nguồn thức ăn dồi dào để phát triển chăn nuôi ngựa bạch.
Đổi đời nhờ nuôi ngựa bạch
Là một trong những xã vùng cao thuộc diện khó khăn nhất của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nên những năm trước đây người dân khu vực này thường nuôi ngựa để phục vụ việc vận chuyển hàng hóa qua các cung đường đèo.
Trước đây, người dân ở các xã Biên Sơn, Phong Vân, Tân Sơn chủ yếu phát triển chăn nuôi trâu, bò, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh cùng với nhu cầu về sức kéo giảm nên một số hộ đã chuyển sang chăn nuôi ngựa bạch. Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao lại tận dụng được lợi thế đất đồi rừng rộng, khoảng 5 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở các xã Phong Vân, Biên Sơn, Tân Sơn mạnh dạn đầu tư nuôi ngựa bạch theo hướng hàng hóa. Nhờ thị trường đầu ra ổn định nên mô hình này đã mở ra một hướng mới trong phát triển kinh tế ở xã miền núi này.
Tận dụng bãi thả lớn và nguồn thức ăn dồi dào, người dân tại các xã vùng cao Phong Vân, Biên Sơn, Tân Sơn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã phát triển mô hình chăn nuôi ngựa, đặc biệt là chăn nuôi ngựa bạch.
Anh Vi Văn Nhuần, xã Phong Vân (Lục Ngạn, Bắc Giang) cho biết, cuộc sống gia đình anh trước đây rất khó khăn, thế nhưng khoảng 2 năm trước nhờ tiếp cận được vốn vay của ngân hàng chính sách, anh Nhuần đã mua 3 ngựa bạch giống về chăn nuôi. Từ đó đến nay gia đình anh đã bán được 1 lứa ngựa giống với giá bán 45 – 50 triệu đồng một con. Nhờ đó mà đời sống kinh tế của gia đình anh Nhuần đã trở lên khấm khá hơn và đã mua thêm được 1 con ngựa nữa về gây giống tăng đàn.
Theo anh Nhuần, quá trình nuôi ngựa bạch hoàn toàn có thể tận dụng các loại thức ăn tự nhiên sẵn có như cỏ, lá ngô kết hợp với ngô hạt hoặc thóc xay. Mỗi hộ, chỉ cần đầu tư từ 50 – 60 triệu đồng là có thể mua được một con ngựa giống non khoảng 5 tháng tuổi. Nếu chăm sóc tốt, sau 3 năm là ngựa cái bắt đầu sinh sản, trung bình ngựa cái sẽ đẻ 1 con/năm.
Ngựa con 5 tháng tuổi là có thể xuất bán giống; nếu nuôi đến khi trưởng thành thì giá trị từ 50 – 55 triệu đồng/con, ngựa đực thì sẽ có giá trị kinh tế cao hơn, trung bình vào khoảng 55 – 60 triệu đồng/con. So với nuôi ngựa thịt hay nuôi trâu, bò thì việc nuôi ngựa bạch khá dễ mà lại yên tâm về đầu ra của sản phẩm.
“Việc chăn nuôi ngựa tương đối nhàn, không đòi hỏi quá cao về kỹ thuật, vừa tận dụng được diện tích chăn thả và nguồn thức ăn tự nhiên, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn”- anh Nhuần chia sẻ.
Theo các gia đình chăn nuôi ngựa bạch, những con ngựa được nuôi trên 5 tháng sẽ xuất bán với giá khoảng 50 đến 65 triệu đồng/con, gần gấp đôi so với ngựa thường. Đặc biệt, đối với ngựa bạch trưởng thành có giá bán từ 80 đến 120 triệu đồng/con.
Để đàn ngựa phát triển, tăng đàn, các hộ chăn nuôi đã chú trọng chăm sóc, chế biến và bổ sung thức ăn như: thóc, ngô, rơm rạ, cỏ khô, thân cây ngô. Công đoạn phòng, trị bệnh cho đàn ngựa được người dân đặc biệt quan tâm như: kỹ thuật vệ sinh, tiêu độc, sát trùng chuồng trại, cách ly, tiêm vắc xin phòng bệnh…
Trong nhiều năm qua, đàn ngựa bạch luôn sinh trưởng, phát triển tốt, đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao đời sống của bà con dân tộc vùng cao của huyện Lục Ngạn.
Hỗ trợ con giống, mở rộng đàn nuôi
Ông Vi Văn Phục, Phó chủ tịch UBND xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phấn khởi cho biết, hiệu quả của mô hình chăn nuôi ngựa bạch của người dân trên địa bàn xã đã được khẳng định rõ trong thực tiễn, nhiều hộ dân đã có cuộc sống khá giả hơn. Chính quyền địa phương đã có chủ trương và trực tiếp chỉ đạo các thôn khác trong xã tổ chức tham quan để tiến tới nhân rộng mô hình này ra toàn xã. Hiện trên toàn xã Phong Vân có khoảng 1600 con ngựa các loại, trong đó ngựa bạch chiếm 65 – 70% số lượng đàn.
“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, tạo điều kiện để các hộ mở rộng quy mô, tăng đàn ngựa, trong đó chú trọng phát triển đàn ngựa bạch. Đồng thời, khuyến khích bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, đáp ứng được nhu cầu của thị trường”- ông Phục nói.
Ông Nguyễn Thế Thi, Phó chủ tịch UBND Huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) cho biết, mô hình nuôi ngựa bạch hàng hóa của người dân các xã vùng cao của huyện đến thời điểm hiện tại đã cho thành công nhất định. Trên toàn huyện hiện đàn ngựa có khoảng 4.500 con các loại chủ yếu tập trung tại các xã Biên Sơn, Phong Vân, Tân Sơn…
Các xã triển khai dự án, các hộ đăng ký tham gia mô hình nuôi ngựa bạch đều thực hiện tốt theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp. Cùng với với kinh nghiệm chăn nuôi của đồng bào, và sự hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngựa bạch của cơ quan chuyên môn, đến nay đàn ngựa đang sinh trưởng và phát triển rất tốt, khả năng nhân rộng mô hình là rất cao.
“Việc chăn nuôi ngựa bạch đã cho những kết quả đáng khích lệ giúp đồng bào nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo góp phần tích cực trong công tác xây dựng đời sống kinh tế ở địa phương. Thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang triển khai hỗ trợ các hộ gia đình chăn nuôi ngựa về con giống.
Huyện cũng hỗ trợ nông dân tiếp cận vốn vay ngân hàng, hỗ trợ về vaccine phòng dịch, tổ chức các lớp tập huấn về kĩ năng chăn nuôi, nhân giống, mở rộng đàn cho bà con nhân dân, thành lập các hợp tác xã chăn nuôi ngựa bạch để đảm bảo về đầu ra và đầu vào”- ông Thi nhấn mạnh.
Việc chăn nuôi ngựa bạch đã góp phần hình thành được vùng sản xuất hàng hóa, thay đổi dần tập quán chăn nuôi của bà con dân tộc vùng cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực hiện quy trình chăn nuôi bền vững, khép kín. Mô hình nuôi ngựa bạch ở huyện Lục Ngạn còn góp phần giải quyết việc làm cho nông dân, tăng thu nhập, góp phần đẩy mạnh chăn nuôi tập trung và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương./.
Tiến Dũng – Nguyễn Kế/VOV.VN
- ngựa bạch li>
- Nuôi ngựa bạch li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất