Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực chăn nuôi đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân.
Ảnh minh họa
Theo dự thảo, phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (trường hợp phải đánh giá điều kiện thực tế): Nếu do Cục Chăn nuôi thẩm định, mức phí là 5.800.000 đồng/01 cơ sở/lần; trường hợp do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, mức phí 3.000.000 đồng/01 cơ sở/lần.
Đối với Thẩm định để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Trường hợp thẩm định lần đầu, mức phí là 2.300.000 đồng/ 01 cơ sở/lần; trường hợp Thẩm định cấp lại thì mức phí chỉ là 250.000 đồng.
Dự thảo cũng nêu rõ về phí thẩm định cấp giấy phép, giấy chứng nhận vật tư nông nghiệp như sau:
Phí Thẩm định cấp giấy phép xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo 850.000 đồng/01 giống/lần
Phí Công nhận dòng, giống vật nuôi mới: 750.000 đồng/01 dòng, giống/lần.
Thẩm định cấp giấy chứng nhận thức ăn chăn nuôi lưu hành tự do tại Việt Nam, mức phí: 350.000 đồng/01 sản phẩm/lần.
Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu phí theo quy định.
Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo Nghị định số 120/2016/NĐ-CP thì được trích lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định; nộp 10% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Khánh Linh
Nguồn: Báo Chính Phủ
- sản xuất thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Brazil tuyên bố kiểm soát thành công ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/06/2025
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Ký sinh trùng đường máu và những mối nguy trên gia súc
- ANGROPHIN: Thảo dược tự nhiên kháng virus, tăng đề kháng cho vật nuôi
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lai ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
Tin mới nhất
T5,19/06/2025
- Brazil tuyên bố kiểm soát thành công ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/06/2025
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Ký sinh trùng đường máu và những mối nguy trên gia súc
- ANGROPHIN: Thảo dược tự nhiên kháng virus, tăng đề kháng cho vật nuôi
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lai ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Bình luận mới nhất