Cần tối đa hóa lượng ăn vào của lợn nái đang nuôi con để nâng cao năng suất sinh sản và tốc độ tăng trưởng của lứa đẻ. Gần đây, tôi đã tham gia vào một cuộc thảo luận sôi nổi với một nhà chăn nuôi lợn để bàn về giá trị thực sự của thức ăn cho lợn nái đang nuôi con. Anh ấy đang sử dụng loại thức ăn pha loãng bằng cách bổ sung các sản phẩm phụ rẻ tiền, trong khi tôi đang ủng hộ việc sử dụng một loại thức ăn giàu dinh dưỡng hơn nhưng cũng đắt tiền hơn. Vấn đề là trọng lượng khi cai sữa của lứa thấp và lợn nái gầy tại thời điểm cai sữa gây nên tình trạng khó (chậm) phối giống lại.
Tôi đã phải nhắc nhở anh ấy về việc nên tối đa hóa lượng ăn vào của lợn nái đang nuôi con để nâng cao năng suất sinh sản và tốc độ tăng trưởng của lứa đẻ. Với mỗi 10% lượng mỡ cơ thể mà lợn nái mất đi trong giai đoạn nuôi con, số lượng lợn con trong lứa đẻ tiếp theo sẽ giảm đi một con. Tương tự vậy, mỗi ki-lô-gram cân nặng cơ thể mà lợn nái bị giảm đi trong đợt nuôi con trước đó sẽ khiến cho thời gian thụ thai bị kéo dài thêm một ngày. Tuy vẫn chưa có ghi nhận cụ thể nào về tác động của việc tăng lượng ăn vào ở lợn nái đang nuôi con đến sự tăng trưởng của lứa đẻ, nhưng các hệ thống chăn nuôi chú trọng đến cân nặng của lợn lúc cai sữa lại rất xem trọng vấn đề này.
Sữa lợn nái là một nguồn dinh dưỡng dồi dào; nó chứa khoảng 200 g/kg chất khô, 55 g/kg protein, 50 g/kg lactose và 80 g/kg chất béo, ở dạng lỏng. Hàm lượng năng lượng chuyển hóa (ME) được tính toán là khoảng 5,4 MJ/kg. Giả định rằng lợn con đang bú cần khoảng 22 MJ ME/kg tăng trọng để tăng trưởng, và hàm lượng protein trong sữa lợn nái được cân bằng lý tưởng, dựa trên tính toán năng lượng (22/5,4~4) thì ước tính lợn con cần khoảng 4 kg sữa nái cho mỗi kg tăng trọng.
Một khẩu phần thông thường của lợn nái đang nuôi con dựa trên các loại ngũ cốc và protein thực vật có chứa khoảng 14 MJ ME/kg. Hệ số biên của việc chuyển đổi năng lượng thức ăn thành năng lượng sữa là khoảng 70%. Điều này ngụ ý rằng mỗi kg thức ăn có khả năng tạo ra 9,8 MJ ME để sản xuất sữa. Nếu chất lượng và hàm lượng protein trong khẩu phần không hạn chế việc sản xuất sữa, thì một con lợn nái sẽ sản xuất được khoảng 2 kg sữa (9,8 / 5,4 ~ 2) trên mỗi kg thức ăn tiêu thụ vượt quá nhu cầu duy trì. Nếu chất dinh dưỡng trong khẩu phần và lượng ăn vào bị hạn chế, thì việc sản xuất sữa và năng suất của lợn nái sẽ bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp của chúng tôi, lợn nái tiêu thụ trung bình 5 kg thức ăn /ngày và chúng tôi đã cố gắng tăng mức này lên thêm 2 kg/ngày bằng cách loại bỏ các nguồn chất xơ lớn và bổ sung thêm năng lượng và protein. Đúng như dự đoán, lợn nái đã giữ được thể trạng tốt hơn, và trọng lượng lợn con lúc cai sữa cũng tăng lên đáng kể. Việc tăng thêm 2 kg thức ăn/ngày này sẽ giúp nái tạo ra thêm 4 kg sữa, được chuyển đổi thành mức tăng trọng 1 kg/ngày cho lợn con. Giả sử thời gian nái cho con bú là 25 ngày và có 12 lợn con trên mỗi lứa, thì trọng lượng lợn con khi cai sữa của lứa này sẽ tăng thêm khoảng 2kg/ con (25/12~2 kg).
Biên dịch: Ecovet Team (theo feedstrategy)
Nguồn tin: Ecovet
- dinh dưỡng cho heo con li>
- trọng lượng lợn con li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất