[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ông Mương Xuân Chính, dân tộc Tày, thôn Bản Đéc, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) là tấm gương điển hình vươn lên thoát nghèo và từng bước làm giàu trên vùng đất khó.
Trước đây, gia đình ông Chính thược diện hộ nghèo của xã, gia đình thường bị thiếu đói khi giáp hạt. Không cam chịu cảnh đói nghèo, ông Chính đã tìm ra hướng đi cho mình là đẩy mạnh phát triển chăn tổng hợp, trong đó chủ yếu là phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa. Nhưng để phát triển chăn nuôi lợn thì phải có vốn đầu tư mua giống, thức ăn và làm chuồng trại nhưng gia đình ông Chính lại thuộc hộ nghèo…Suy nghĩ và quyết tâm, đầu năm 2018, ông Chính nhờ Hội Nông dân xã bảo lãnh để gia đình làm đơn vay ngân hàng Chính sánh xã hội huyện Vị Xuyên 80 triệu đồng. Từ số tiền vay, ông Chính đầu tư mua 10 con lợn giống và 4 con lợn nái giống hết gần 14 triệu đồng, số tiền còn lại ông dùng để đầu tư làm chuồng trại, mua thức ăn và làm vốn để buôn bán thức ăn gia súc.
Vừa phát triển chăn nuôi, ông Chính vừa tìm tòi, học hỏi kỹ thuật qua sách báo và qua các buổi tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia súc của Trạm Khuyến nông và Trạm Thú y huyện. Bên cạnh đó, ông còn trực tiếp đi tìm hiểu kinh nghiệm chăn nuôi lợn của các hộ chăn nuôi thành công trên địa bàn.
Ông Mương Xuân Chính đang chăm sóc đàn lợn của gia đình
Nhờ sự chăm chỉ học hỏi và lòng quyết tâm, đàn lợn của gia đình ông Chính phát triển tốt và không bị dịch bệnh. Sau hơn 7 tháng chăn nuôi, đến tháng 8/2018, ông Chính đã bán 10 con lợn thương phẩm được gần 80 triệu đồng, 4 con lợn nái được ông giữ lại làm giống. Thấy chăn nuôi lợn có lãi, từ số tiền bán lợn, ông Chính tiếp tục đầu tư mở rộng qui mô chuồng trại và tăng số lượng đàn lợn giống. Đến tháng 6/2019, ông Chính đã bán 30 con lợn thương phẩm được trên 150 triệu đồng. Từ số tiền bán lợn, ông Chính đã trả hết nợ ngân hàng và tiếp tục mở rộng qui mô chăn nuôi lợn.
Bên cạnh phát triển chăn nuôi lợn theo qui mô trang trại, từ tháng 7/2019, ông đã dành một phần tiền bán lợn để đầu tư trồng trên 1,0 ha ngô nương, gieo cấy gần 1,0 ha lúa để phục vụ sinh hoạt gia đình và hỗ trợ nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn.
Theo ông Chính, đối với nhà nông, khi phát triển chăn nuôi kết hợp với trồng trọt sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Nguồn phân gia súc sẽ làm phân bón hữu cơ giúp cây trồng tăng năng suất và không phải đầu tư nhiều để mua phân vô cơ. Bên cạnh đó, các sản phẩm phụ từ trồng trọt như cám gạo, ngô hạt sẽ là nguồn thức ăn để phát triển chăn nuôi lợn.
Khi được hỏi về kỹ thuật nuôi lợn và thu nhập, ông Chính cho biết: Từ năm 2020 đến nay gia đình thường nuôi lợn theo kiểu gối lứa, bình quân trong một năm gia đình thường xuất bán lợn từ 2- 3 lứa, trung bình từ 20- 25 con/lứa, sau đó sử dụng nguồn giống lợn của gia đình và mua thêm giống của các hộ chăn nuôi tại địa phương. Số tiền thu được từ bán lợn thương phẩm trong một năm khoảng từ 400 – 430 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí như giống, thức ăn, thuốc tiêm phòng…còn lãi khoảng 250 triệu đồng mỗi năm.
Cũng từ năm 2000, khi đã có tiềm lực về kinh tế, bên cạnh phát triển chăn nuôi lợn theo qui mô trang trại, gia đình ông Chính đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gà thả đồi và đào trên 1.200 m2 mặt nước để nuôi thả cá. Thu nhập từ nuôi gà và cá mỗi năm mang về cho gia đình ông Chính tiền lãi khoảng 130 triệu đồng. Bên cạnh đó, đại lý thức ăn mỗi năm cũng mang về nguồn thu cho gia đình ông 80 triệu đồng tiền lãi.
Nói về kỹ thuật chăn nuôi, ông Chính cho biết: Muốn phát triển chăn nuôi lợn, gà và cá thành công thì công tác chọn giống đóng một vai trò quan trọng. Bên cạnh đó phải luôn chủ động nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi. Chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ vào mùa hè và che chắn kín gió vào mùa đông. Khi nhiệt độ xuống thấp, gia đình tận dụng củi, lõi ngô để đốt sưởi cho vật nuôi. Ngoài ra, cần chủ động tiêm phòng một số loại bệnh chủ yếu trên đàn lợn và gà để vật nuôi phát triển tốt và không bị dịch bệnh.
Anh Trần Ngọc Lanh, Chủ tịch UBND xã Tùng Bá cho biết: Gia đình ông Mương Xuân Chính là hộ dân tộc Tày điển hình của xã trong quá trình vươn lên thoát nghèo và làm giàu nhờ phát triển chăn nuôi tổng hợp kết hợp với trồng ngô và lúa. Trong những năm qua, chúng tôi đã lấy gương của gia đình ông Chính để tuyên truyền cho bà con trong xã học tập và làm theo.
Từ những thành tích trong xóa đói giảm nghèo và từng bước vươn lên làm giàu, gia đình ông Mương Xuân Chính đã được Hội Nông dân huyện Vị Xuyên biểu dương khen ngợi và tặng nhiều giấy khen từ năm 2020 đến nay.
Phạm Văn Phú
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Giang
- mô hình chăn nuôi tổng hợp li>
- chăn nuôi tổng hợp li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất