Thị trường thức ăn chăn nuôi: Khi “ngoại” lấn át “nội” - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi: Khi “ngoại” lấn át “nội”

    Vòng đời của 1 con lợn sẽ trải qua ít nhất 8 bao cám (thức ăn chăn nuôi – TACN) với rất nhiều chủng loại cũng như mẫu mã khác nhau. Thực tế này phần nào phản ánh sự đa dạng của thị trường TACN, đồng thời còn hé lộ sự cạnh tranh khốc liệt giữa “hàng nội” và “hàng ngoại”, hay nói đúng hơn là “cuộc chiến” giữa các doanh nghiệp (DN) sản xuất, chế biến TACN.

     

    1 con lợn – 10 bao cám

     

    Nuôi lợn đã gần 20 năm nay, trang trại của gia đình ông Trần Văn Nhạ ở thôn Đào Lâm, xã Đoàn Tùng (Thanh Miện, Hải Dương) thường xuyên có khoảng 1.000 con lợn. Ngay cả thời điểm giá lợn nhiều biến động năm 2017, tổng đàn lợn của gia đình ông Nhạ tuy giảm nhưng vẫn duy trì hơn 400 con.

     

    “Tôi không nhớ đã sử dụng bao nhiêu loại thức ăn trong một vụ nuôi, từ hỗn hợp đến bổ sung đạm, vỗ béo… nhiều loại lắm. Đại lý giới thiệu và mời dùng thử với giá cạnh tranh thì tôi mua dùng thôi” – ông Nhạ thừa nhận.

    Thị trường thức ăn chăn nuôi: Khi “ngoại” lấn át “nội”

    Với tiềm lực lớn về tài chính, kinh nghiệm quản lý, điều hành… các DN FDI đang chiếm thị phần lớn trên thị trường TACN cũng là điều dễ hiểu.  Ảnh: T.L

     

    Ông Nhạ thường chọn các loại cám phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của lợn. Ví như giai đoạn lợn con tập ăn (từ 7 ngày đến sau cai sữa 2 tuần), ông chọn cám Cargill. Nhưng đến giai đoạn heo cai sữa, loại cám CP lại được yêu thích hơn. Hoặc giai đoạn nuôi lợn nái đang mang thai thì cám Con Cò, cám Cargill và CP đều sử dụng tốt, nhưng giai đoạn lợn nuôi con thì cám CP lại được nhiều người tin dùng hơn…

     

    Hỏi vì sao phải dùng nhiều loại cám của nhiều thương hiệu khác nhau như vậy, ông Nhạ giải thích: “Qua thực tế sử dụng tôi tự đúc rút kinh nghiệm, hoặc người nọ mách người kia thôi. Tôi đã thử kha khá các loại TACN của nhiều hãng khác nhau rồi nên mỗi giai đoạn sẽ dùng một loại thức ăn phù hợp”.

     

    Cũng theo lý giải của ông Nhạ, các loại TACN mà ông tin dùng nhất đều đến từ thương hiệu nước ngoài như: CP, Cargill… một phần do đại lý tiếp thị và có chương trình hậu mãi tốt, thứ nữa là do chất lượng ổn định nên ông Nhạ tin dùng.

     

    Theo ông Phạm Đức Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội TACN Việt Nam, điều này hết sức bình thường. Ông Bình cho hay: “Một vòng đời của con lợn sử dụng khoảng 8-10 bao cám tùy thuộc vào mục đích và kế hoạch của người nuôi. Có người mong muốn lợn đạt trọng lượng 100kg thì họ sẽ sử dụng các loại cám có hàm lượng đạm cao”.

     

    Tuy nhiên, dù thế nào cũng phải cân bằng được lượng axit amin cần thiết, đảm bảo sự phát triển của lợn. “Hiệp hội không khuyến cáo người nuôi sử dụng các loại cám nhiều đạm nhằm mục đích tăng trọng lượng cho lợn, bởi điều này ảnh hưởng đến chất lượng thịt thương phẩm” – ông Bình nhấn mạnh.

     

    Thực tế trên cũng phản ánh chính xác những gì đang diễn ra ở thị trường sản xuất, mua bán TACN, nơi mà các DN FDI đang chiếm ưu thế, dù số lượng hoàn toàn khiêm tốn.

     

    Ai thâu tóm thị trường?

     

    Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, nếu như năm 2010 sản lượng thức ăn gia súc, gia cầm công nghiệp chỉ khoảng 10,59 triệu tấn thì đến năm 2018 đạt trên 23 triệu tấn.

     

    Dựa trên sự phát triển của thị trường TACN trong nước có thể thấy, tiềm năng của thị trường Việt Nam được đánh giá khá màu mỡ, thế nhưng DN nội lại không làm chủ được thị trường, thậm chí đang cắt giảm công suất, thu hẹp thị phần. Ưu thế trên thị trường hiện nay đang nghiêng hẳn về các DN có vốn đầu tư nước ngoài.

     

    Bà Hoàng Hương Giang – Phó trưởng phòng TACN (Cục Chăn nuôi – Bộ NNPTNT) cho hay, cả nước hiện có khoảng 218 DN ngoại – nội sản xuất TACN với công suất khoảng 28.200 tấn/năm; trong đó, có 71 DN FDI và 147 DN Việt.

     

    Công suất sản xuất của DN Việt khoảng 12.465 tấn/năm, còn DN FDI có công suất trên 15.700 tấn/năm; chiếm 60 – 65% tổng sản lượng TACN sản xuất ra.

     

    Thời gian qua, rất nhiều DN nước ngoài như CP Group (Thái Lan), De Heus (Hà Lan), Cargill (Mỹ)… đã liên tục xây mới nhà máy, mở rộng hoạt động kinh doanh trên khắp cả nước. Điển hình, Cargill Việt Nam đánh dấu việc vận hành dây chuyền sản xuất cám thủy sản thứ 10 tại tỉnh Hà Nam.

     

    Có thâm niên hơn trong hoạt động đầu tư sản xuất TACN, Công ty cổ phần CP Việt Nam liên tục lớn mạnh sau nhiều năm liền. Đại diện CP cho biết, sau hơn 20 năm vào Việt Nam, CP đang sở hữu 4 nhà máy sản xuất TACN (công suất mỗi nhà máy trên 400.000 tấn/năm) đặt tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Định.

     

    Ông Đoàn Viết Cường – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thanh niên xung phong (Adeco – TP.HCM) thừa nhận, do ảnh hưởng bởi tình hình chăn nuôi biến động nên việc bán TACN cho các hộ nông dân gặp nhiều rủi ro.

     

    Hoạt động chăn nuôi trì trệ, nguy cơ mất vốn dễ dàng xảy ra. Để hạn chế những rủi ro không đáng có trong hoạt động sản xuất kinh doanh, năm 2017 Adeco phải giảm công suất sản xuất xuống còn 1.000 tấn. Hiện sản phẩm làm ra chỉ để cung cấp cho hệ thống chăn nuôi của công ty chứ không còn bán rộng rãi ra thị trường như trước đây.

     

    Tố Loan

    Nguồn: Dân Việt

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.