Vợ chồng ông Đỗ Xuân Sơn ở đội 4, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, đã gần 60 tuổi, nhưng vẫn thu đều 40 triệu đồng mỗi tháng, nhờ chăn nuôi ngan Pháp.
Đàn ngan giống của ông Sơn
Trò chuyện với chúng tôi, ông Sơn cho biết, cách nuôi ngan trong gia trại của ông khá khác người là: Chỉ nuôi ngan mái chứ không nuôi ngan đực. Làm sàn lưới inox cho ngan ở. Và lấy nhiệt từ bếp đun khí biogas úm ngan con.
Giải thích cho cách làm nói trên, ông Sơn đã bật mí: Ngan mái nuôi xuất chuồng phù hợp với nhu cầu sử dụng và túi tiền của các gia đình nông thôn hơn, vì khối lượng chỉ khoảng 2,3 – 2,5kg/con, nên rất dễ bán.
Ngoài ra còn có thể kết hợp vừa bán sỉ cho thương lái vừa bán lẻ người tiêu dùng, để luôn có lợi nhuận, nhất là những vào những thời điểm ngan thịt xuống giá, thương lái ép giá hoặc không mua.
Còn việc làm sàn inox cho ngan ở là để giúp cho công việc vệ sinh chuồng trại được dễ dàng hơn, tạo thêm được môi trường thoáng mát cho ngan sinh trưởng, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh. Cách đốt khí biogas thông qua vật dụng kim loại, để lấy nhiệt úm gà cũng là nhằm tiết kiệm chi phí điện năng trong chăn nuôi.
Bằng cách làm này, gia đình ông Đỗ Xuân Sơn đã thường xuyên nuôi gối đàn gần 800 con ngan Pháp. Bình quân mỗi tháng gia trại xuất bán ra thị trường được 500 con ngan mái thương phẩm, doanh thu gần 60 triệu đồng. Sau khi khấu trừ các khoản đầu tư con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng ngừa dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi,và khấu hao chuồng trại khoảng 20 triệu, thì vợ chồng ông Sơn vẫn còn còn lãi được trên 40 triệu đồng/tháng.
Khách thăm nhà ông Sơn nếu không được giới thiệu trước, chắc sẽ không thể biết gia đình có gia trại đang nuôi ngan. Bởi dãy chuồng chăn nuôi khá gần nhà, nhưng không hề có tiếng ngan kêu hoặc mùi hôi hám khó chịu thoát ra. Qua đó cho thấy, gia trại nuôi luôn được vệ sinh, khử trùng tiêu độc kịp thời, có hầm biogas xử lý triệt để chất thải và cho ngan ăn uống đầy đủ nước và dưỡng chất.
Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy, để nuôi ngan luôn đạt được lợi nhuận cao, ông Sơn đã chọn mua con giống có mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, đi lại nhanh nhẹn, lông tơ có màu vàng chanh, có phớt đen ở đầu. Chuồng trại xây dựng bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đồng. Trong chuồng xây ngăn thành nhiều ô, để chia giãn đàn ngan nuôi nhốt đúng mật độ, phù hợp tuổi sinh trưởng của đàn.
Đáng chú ý, khi thiết kế sàn nuôi ngan ông Sơn đã có sáng kiến buộc chồng 2 loại lưới thép B40 với lưới inox (1 x 1cm) với nhau thành tấm, rồi lát trên hệ thống khung ống kẽm kê cao 30 – 35cm so với nền chuồng bê tông láng bóng. Nhà úm ngan cũng được thiết kế tương tự, nhưng kín gió hơn và diện tích hẹp hơn.
Để lấy nhiệt úm ngan, ông Sơn đã tận dụng lại các chậu kim loại nhôm phế liệu, đục thêm 1 số lỗ xuyên qua đáy, úp chậu lên bếp gas sinh học chuyên dụng (loại cho đun khí hầm biogas), sau bật bếp đốt nóng chậu nhôm, chờ khi nhiệt toả ấm phòng úm mới thả ngan giống vào.
Đàn ngan giống của ông Sơn
Quan sát, nếu thấy con giống dồn chụm nằm đè lên nhau thì cần điều chỉnh tăng ngọn lửa bếp gas. Ngan úm nằm tản xa nguồn nhiệt thì giảm ngọn lửa bếp. Ngan úm phân bố đều quanh nguồn nhiệt là đạt yêu cầu. Cách úm ngan này, kết hợp với hệ thống chiếu sáng trại nuôi bằng bóng điện Led, đã giúp gia đình ông Sơn giảm được 50% chi phí điện năng cho chăn nuôi.
Các kỹ thuật chăn nuôi khác như: Thức ăn cho ăn ngan, nên phối trộn cám công nghiệp với cám ngô cho ngan ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao gói. Phòng ngừa kịp thời các bệnh thường gặp trên ngan nuôi như tiêu chảy, thương hàn và tụ huyết trùng…
Chú ý, bổ sung thức ăn cho ngan ăn liên tục suốt ngày, để ngan mau lớn, chắc thịt, diều nhỏ, dễ bán. Thực tế cho thấy, nếu cho ngan ăn theo bữa, diều ngan thường khá to, khi bán thường bị người mua chê và ép giá.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Sơn đã so sánh: Cùng diện tích trại ngan này, cách nay 4 năm vợ chồng ông nuôi được 20 con lợn, nhưng thu lãi cả năm mới bằng hơn 1 tháng nuôi ngan bây giờ, mà vốn đầu tư con giống lại cao gấp tới 10 lần. Nếu không may bị rủi ro thì thất thoát rất lớn, khó có khả năng phục hồi đàn. Theo đó ông Sơn đã khuyến cáo, ở quy mô gia trại, mọi người nên phát triển chăn nuôi gia cầm nói chung, nuôi ngan nói riêng.
Thấy ông Sơn mát tay nuôi ngan, đã có một số chủ trang trại trên địa bàn, mời ông liên kết mở rộng đàn ngan nuôi lên 3 – 5 nghìn con, nhưng ông còn cân nhắc!
Nguyễn Hải Tiến
Nguồn: Báo Nông nghiệp VN
Bài học đắt giá nhất trong nghề nuôi ngan của vợ chồng ông Sơn là: Đã dùng thuốc phòng tả lợn để trị tiêu chảy cho ngan. Sau lần đó cả đàn ngan trên 500 con của gia đình ông bị chết toàn bộ. Trị giá thất thoát tới hơn 4 triệu đồng.
- chăn nuôi ngan li>
- nuôi ngan Pháp li>
- nuôi ngan li>
- cách nuôi ngan Pháp li> ul>
6 Comments
Để lại comment của bạn
- Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- RaboResearch: Tiêu thụ thịt lợn toàn cầu sẽ tăng trong quý IV/2024
- Tăng năng suất, chất lượng bò thịt bằng nguồn giống và công nghệ
- Dự báo thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2025: Nhiều biến động
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 05/11/2024
- Perstorp Group bổ nhiệm Ian Atterbury làm người đứng đầu mảng Dinh dưỡng vật nuôi
- Đồng Khởi: Nông dân giảm đàn bò do ‘rớt’ giá
- Giá thịt lợn tại Mỹ tăng, giá bò sống giảm mạnh
- Quảng Bình: Người chăn nuôi thiệt hại nặng sau lũ cần được hỗ trợ
Tin mới nhất
T6,08/11/2024
- Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- RaboResearch: Tiêu thụ thịt lợn toàn cầu sẽ tăng trong quý IV/2024
- Tăng năng suất, chất lượng bò thịt bằng nguồn giống và công nghệ
- Dự báo thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2025: Nhiều biến động
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 05/11/2024
- Perstorp Group bổ nhiệm Ian Atterbury làm người đứng đầu mảng Dinh dưỡng vật nuôi
- Đồng Khởi: Nông dân giảm đàn bò do ‘rớt’ giá
- Giá thịt lợn tại Mỹ tăng, giá bò sống giảm mạnh
- Quảng Bình: Người chăn nuôi thiệt hại nặng sau lũ cần được hỗ trợ
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
tôi ở vĩnh phúc cho tôi xin số điện thoại của bác Sơn với tôi muốn tham khảo thêm về kỹ thuật. dt của tôi 0968 980874 cám ơn.
đọc đến đoạn chi phí thức ăn,con giống,chuồng trại,thuốc thang hết có 1\3 (nói cách khác là 33.33%.những người bậc thầy nó đã ngốn mất 60 đến 85%) doanh thu là chán cái anh nguyễn hải tiến này lắm rồi.
ko thực tế nuôi ngan mà lải như vậy thì ai trả nuôi.giá cả bếp bênh thương lái ép giá doanh thu 60 triệu trên tháng nhưng chỉ phí 70 triệu
Nguyễn hải Tiến. Bạn viết bài về nông nghiệp thì lên trau dồi kiến thức về nông nghiệp nhé.đừng có viết bài kiểu như thế này. Trong chăn nuôi chi phí thức ăn luôn chiếm 60% doanh thu trở lên. Đằng này khấu hao cả chuồng trại nữa.doanh thu 60triệu mà lời đến 40 triệu. Mình thật sự rất thất vọng về kiến thức chăn nuôi mơ hồ của bạn.
Em cũng nuôi ngan mà đâu lời đến thế.trung bình 1 kg thịt ăn hết khoảng 2,2 đến 2,5kg thức ăn.
Em đang làm chuồng, chuẩn bị vào ngan, các bác làm ơn cho hỏi, em vào 300 ngan, nếu thành công, lãi suất được bao nhiêu, nên nuôi ngan cái hay ngan đực ạ?