Thức ăn cho bò BBB - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Thức ăn cho bò BBB

    Thức ăn cho bò BBB

    Ảnh minh họa

     

    Có thể chia làm một số loại thức ăn như sau: thức ăn tinh, thức ăn thô, thức ăn phụ phẩm và thức ăn bổ sung.

     

    – Thức ăn tinh: Cám gạo có hàm lượng can xi thấp, photpho cao. Sử dụng ≤ 30% cám gạo tốt trong thức ăn tinh. Bột ngô là thức ăn giàu năng lượng nhưng nghèo khoáng, đặc biệt là canxi và photpho. Bột ngô nghiền dùng 20 – 30% trong hỗn hợp tinh.

     

    Bột sắn là thức ăn giàu năng lượng nhưng nghèo khoáng. Bột sắn dùng 15 – 25% trong hỗn hợp tinh.

     

    Các loại khô dầu rất tốt cho bò tuy nhiên những khô dầu ép thủ công còn chứa nhiều dầu nên dễ bị mốc. Khô dầu dùng 10 – 20% trong hỗn hợp tinh.

     

    Bột cá là nguồn đạm quý trong chăn nuôi. Tuy nhiên dùng nhiều bột cá sữa sẽ có mùi tanh. Dùng ≤ 5% trong hỗn hợp thức ăn tinh.

     

    – Thức ăn thô:

     

    + Thức ăn xanh (cỏ trồng và cỏ tự nhiên). Cỏ trồng năng suất cao, chất lượng ổn định, chủ động khi cung cấp. Cỏ tự nhiên chủ yếu là cỏ hoà thảo, năng suất thấp, chất lượng cỏ phụ thuộc nhiều vào thời vụ. Sử dụng 40 – 50 kg cỏ/bò trưởng thành hoặc 10 – 12% khối lượng cơ thể trong ngày.

     

    + Thức ăn củ quả: Là thức ăn giàu nước, bột đường, các vitamin A; C và nhóm B. Thức ăn có mùi thơm nhưng nghèo đạm và khó dự trữ. Là thức ăn dễ tiêu hoá, vì vậy cho bò ăn 3 – 5 kg/con/ngày, cho ăn làm nhiều lần. Một số củ quả hay dùng như: củ sắn tươi, củ khoai lang tươi, cà rốt, bí đỏ.

     

    – Thức ăn phụ phẩm:

     

    Bã bia: Giàu nước, nhiều đạm – khoáng và vitamin, thơm và kích thích tính thèm ăn của bò. Cho ăn 10 – 15 kg/con/ngày chia làm nhiều bữa.

     

    Bã đậu: Giàu nước, đạm 4,19%; mỡ 1,86%, tỉ lệ tiêu hoá cao. Cần đun chín trước khi cho ăn. Bã đậu có men phân giải urê cho nên không cho ăn sống với thức ăn có urê. Cho ăn 5 – 10 kg/con/ngày.

     

    Bã sắn: Rất nghèo đạm, nhiều xơ. Bã sắn để lâu cho ăn dễ gây rối loạn tiêu hoá. Cho bã sắn vào bể ủ kín có thể dự trữ được 2 – 3 tháng. Cho ăn 5 – 8 kg/con/ngày.

     

    Gỉ đường là thức ăn giàu năng lượng, ngon miệng. Cho ăn 1 – 2 kg/con/ngày. Có thể tưới gỉ đường vào rơm cỏ khô, bã sắn hoặc ủ cây.

     

    Ngoài ra còn có phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây ngô già, thân lá lạc, ngọn mía, vỏ dứa… Đây là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp, tỷ lệ tiêu hoá thấp và thu hoạch theo thời vụ. Vì vậy cần được chế biến hoặc dự trữ.

     

    Rơm: Tỷ lệ chất xơ rất cao, tỷ lệ tiêu hoá thấp. Dùng lúc thiếu cỏ. Khối lượng 6 – 7 kg.

     

    Để nâng cao tỷ lệ tiêu hoá cần chế biến rơm. Ủ rơm với urê hoặc ủ với urê và vôi bột. Có thể ủ trong túi nilon hoặc bể.

     

    Phương pháp ủ: Rơm khô + urê 3 – 5% (hoặc urê 2 – 3%, vôi bột 2%) hoà vào nước, tỷ lệ 1 rơm/1 nước. Rơm trải đều, tưới dung dịch nước có urê (hoặc urê và vôi), đưa rơm đã tưới vào túi hoặc bể từng lớp 20 – 30 cm và nén chặt.

     

    Đến khi rơm đầy túi thì buộc chặt (nếu ủ trong bể thì dùng nilon phủ và lấp đất chặt. Sau khi ủ 15 – 20 ngày (thời tiết nóng là 15 ngày, nếu lạnh sau 20 ngày) lấy rơm cho bò ăn.

     

    Sau mỗi lần lấy buộc chặt hoặc lấp kín lại. Bước đầu cho bò tập ăn ít, sau tăng dần đến cho ăn tự do. Có thể tưới thêm gỉ đường, muối (50 – 60 gam/con/ngày) vào rơm khi dùng.

     

    Rơm tươi + urê 1,5% rắc trực tiếp (nếu rơm phơi tái thêm nước tuỳ mức độ khô của rơm).

     

    Thân cây ngô là thức ăn xanh rất tốt cho bò. Có thể dùng làm thức ăn xanh khi cây còn non. Khi cây ngô già giá trị dinh dưỡng thấp, khó tiêu hoá nên cần phải xử lý.

     

    Ủ dự trữ cây ngô: Cây ngô chín sáp (hạt ngậm sữa) được cắt ngắn 2 – 5 cm; gỉ đường hoặc bột ngô (bột sắn; cám hỗn hợp) 1,5 – 2%; muối ăn 0,5 -1%.

     

    Cách làm: Trải 1 lớp cây dày 20 – 30 cm, tưới gỉ đường hoặc rắc bột ngô (bột sắn; cám hỗn hợp) và muối nén chặt trong túi nilon dày hoặc bể. Làm từng lớp tới khi đầy bể hoặc túi.

     

    Nếu ủ bể: Cây đầy trên mặt bể 20 – 30 cm hình mui rùa; phủ một lớp nilon; dùng đất phủ lên trên và nén chặt.

     

    Nếu ủ túi: Dùng máy hút bụi hút hết không khí trong túi và buộc chặt. Sau khi ủ 15 – 20 ngày bắt đầu lấy cho bò ăn. Khối lượng ăn 15 – 20 kg/con/ngày. Đậy kín sau mỗi lần lấy.

     

    Chế biến cây ngô già: Cây ngô già cắt ngắn 2 – 5 cm có thể ủ với gỉ đường hoặc bột ngô (bột sắn; cám hỗn hợp) 1,5 – 2%; muối ăn 0,5 – 1%; urê 0,5% với cách làm trên. Cũng có thể ủ với 3 – 5% urê, phương pháp như ủ rơm.

     

    Thân lá lạc: Là thức ăn giàu đạm, dầu nên khó bảo quản. Có thể dùng tươi. Dự trữ bằng cách sấy khô hoặc ủ lẫn với cây ngô.

     

    – Thức ăn bổ sung:

     

    Urê: Cung cấp đạm cho riêng bò, 1 gram urê tương đương 6,25 gram đạm thô. Có thể trộn urê vào rơm hoặc cỏ khô. Cũng có thể trộn urê với cám hỗn hợp; gỉ đường cho bò ăn. Khối lượng urê dùng 20 – 30 gram/100 kg khối lượng bò, tối đa không quá 150 gram. Dùng urê tỷ lệ 1% trong thức ăn tinh; 0,5% trong ủ cây.

     

    Chú ý khi sử dụng urê: Chỉ sử dụng cho khẩu phần nghèo đạm đủ năng lượng. Không dùng cho bê dưới 6 tháng tuổi. Không hoà urê vào nước cho uống. Bò chưa dùng urê phải tập ăn từ ít đến nhiều. Cho bò ăn thức ăn có urê làm nhiều lần trong ngày. Bò ngộ độc urê có triệu chứng hoảng sợ, run cơ, chảy nước rãi. Cho bò ngộ độc uống nước dưa chua, dấm loãng và nước đường.

     

    Hỗn hợp khoáng – vitamin (premix), có thể dùng bột xương tốt, khoáng (dicanxi photphat; tricanxiphotphat), hỗn hợp vitamin ADEK trộn vào thức ăn theo chỉ dẫn. Có thể dùng khối đá liếm cho bò.

     

    Vân Đình

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.