Trong đó, Kiên Giang là tỉnh có số lượng nhà yến lớn nhất cả nước với khoảng 2.500 nhà, kế đó là Bình Thuận, 1.200 nhà. Kiên Giang đồng thời cũng là tỉnh dẫn đầu về phân loại nhà yến xây kiến cố với hơn 1.000 nhà.
Năm 2013, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông tư số 35 quy định tạm thời quản lý nuôi chim yến. Dẫn dụ, gây nuôi chim yến và khai thác các sản phẩm từ yến là 1 lĩnh vực cho sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao. 1kg tổ yến có giá từ 1.500 – 2.000 USD. Qua xuất khẩu thu về ngoại tệ khoảng 200 – 300 triệu USD/năm. Đây thực sự là một nghề quan trọng và có đóng góp không nhỏ cho ngành chăn nuôi ở nước ta.
Nuôi chim yến cho sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao.
Tuy nhiên, thời gian qua việc nuôi chim yến chỉ phát triển mang tính tự phát là chủ yếu, chưa xây dựng kế hoạch sản xuất theo ngành hàng, chưa xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, chưa có giá trị cao đúng với giá trị thực vì chủ yếu xuất thô và tiểu ngạch; Thiếu tính liên kết của một ngành hàng, chưa truy xuất được nguồn gốc sản phẩm; một số tổ chức, cá nhân tư vấn hướng dẫn xây dựng nhà yến không phù hợp làm thiệt hại kinh tế cho người dân, ảnh hưởng lớn đến chất lượng và sản lượng tổ.
Hộ nuôi thiếu hoặc không nghiên cứu đầy đủ về khí hậu, thời tiết, vùng sinh thái và tập tính của chim yến nhà, dẫn đến tình trạng nhà xây xong chim không về làm tổ hoặc chim chết do biến đổi thời tiết.
Nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nuôi yến của cả nước đã có các bài viết, phân tích nêu lên thực trạng của nghề nuôi chim yến hiện nay, đồng thời đề ra nhiều giải pháp để phát triển ngành nghề này, trong đó tập trung vào một số nội dung đang được người nuôi yến quan tâm như giải pháp bảo vệ và phát triển quần thể chim yến; công tác xúc tiến thương mại xuất khẩu tổ yến sang thị trường Trung Quốc; kỹ thuật quản lý nhà yến uy tín…
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đã trực tiếp trả lời các thắc mắc của hộ nuôi về việc dẫn dụ chim yến, nguyên nhân, cách thức quản lý dịch bệnh…/.
Lam Hiếu/VOV-ĐBSCL
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất