Trung Quốc có thể đang trải qua đợt dịch cúm gia cầm H7N9 tồi tệ chưa từng có, với số người chết vì chủng cúm này tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, giới nghiên cứu vừa cảnh báo tình trạng gia cầm mang siêu vi miễn nhiễm với kháng sinh đang tràn lan ở nước này.
Số liệu thống kê chính thức cho thấy, tổng số người chết vì H7N9 ở Trung Quốc tính từ tháng 10 năm ngoái đến nay là 100. Số người chết vì chủng virus này riêng trong tháng 1 năm nay là 79, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Giới chức Trung Quốc liên tục cảnh báo người dân cảnh giác với virus cúm gia cầm, nhưng cũng khuyên họ chớ nên hoảng sợ. Tuy nhiên, số liệu mới nhất về số người nhiễm và chết vì chủng virus này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng y tế giống như đại dịch SARS năm 2002.
People’s Daily (Nhân dân nhật báo) thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc khuyến cáo người dân không đến các chợ gia cầm sống. Giá gà Trung Quốc đã rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ qua.
Trung tâm Chính sách và Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm của ĐH Minnesota (Mỹ) tuần trước ước tính, cho đến thời điểm đó, Trung Quốc có ít nhất 347 người nhiễm H7N9 trong mùa đông vừa qua, vượt qua mức kỷ lục 319 ca cách đây 3 năm. “Một yếu tố quan trọng trong các đợt dịch H7N9 trước đây ở Trung Quốc là việc sớm đóng cửa các chợ gia cầm sống. Nhưng mùa này có vẻ họ phản ứng chậm hơn, khiến nhiều người tiếp xúc với gia cầm mang virus hơn”, Reuters dẫn lời ông Ian Mackay, nhà virus học tại ĐH Queensland (Úc).
Tràn lan siêu vi kháng thuốc
Ở Trung Quốc, các loại siêu vi không thể tiêu diệt được bằng thuốc kháng sinh được tìm thấy dễ dàng trong toàn bộ chuỗi sản xuất, từ trại giống đến siêu thị, một nghiên cứu của nhóm nhà khoa học quốc tế vừa cho biết.
Báo cáo của chính phủ Anh năm ngoái ước tính, đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc có thể giết chết 10 triệu người mỗi năm trên toàn cầu, nhiều hơn tử vong do ung thư. Thế mà nghiên cứu do các nhà khoa học Trung Quốc, Mỹ và châu Âu vừa thực hiện cho thấy một bức tranh đáng ngại hơn nhiều.
Hơn 87% lượng thịt gà bán trong các siêu thị ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, bị nhiễm một loại gene siêu vi gọi là mcr-1, bài nghiên cứu vừa đăng trên tạp chí Nature Microbiology đầu tuần này kết luận. Vi khuẩn mang gen mcr-1 chống lại colistin, một trong những chất kháng sinh đang được sử dụng như một giải pháp cuối cùng trong điều trị, khi các loại thuốc khác không phát huy tác dụng. Các nhà nghiên cứu tìm thấy vi khuẩn lan từ các lò mổ đến các trại giống. Tỷ lệ phát hiện cao nhất được ghi nhận trong các trang trại nuôi gà, nơi 97% mẫu thu thập bị nhiễm.
GS Timothy Walsh, công tác tại ĐH Cardiff (Anh) và là trưởng nhóm nghiên cứu, nói rằng, người dân ở Trung Quốc nên cẩn thận với những gì họ đang ăn. “Nhìn chung, cơ thể chúng ta có thể phá vỡ ADN và tiêu diệt vi khuẩn trong quá trình ăn và nấu. Nhưng có khả năng các loại rau và salad cũng bị nhiễm khuẩn”, ông nói.
Nhóm nghiên cứu phát hiện gene của một chuỗi siêu vi khác là ndm-1, xuất phát từ Ấn Độ và hiếm khi được phát hiện ở Trung Quốc trước đây. Phát hiện này cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường đang bị đánh giá quá thấp, các tác giả viết trong bài báo.
GS Feng Jie ở Viện Vi trùng học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, cho rằng, nghiên cứu này cung cấp thông tin đáng giá về nguy cơ lây lan siêu vi ở Trung Quốc. Tỷ lệ phát hiện cao như vậy “thật đáng kinh ngạc”, nhưng ông cho rằng, người dân không nên hoảng sợ. Hầu hết vi khuẩn không thể sống sót nếu đồ ăn được nấu chín kỹ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, chính phủ cần có biện pháp, bao gồm việc cấm sử dụng colistin trong ngành chăn nuôi. “Cá nhân tôi nghĩ rằng, colistin nên bị loại bỏ hoàn toàn khỏi ngành chăn nuôi trên toàn cầu, chứ không riêng gì Trung Quốc”, ông Walsh nói.
Dù các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tạo ra những loại thuốc mới nhưng không theo kịp tốc độ tiến hóa của vi khuẩn. Một loại kháng sinh mới được tạo ra năm ngoái, lần đầu tiên trong 3 thập kỷ qua.
Nhóm nghiên cứu nói trên còn có những phát hiện quan trọng khác, như ruồi trong các các trang trại gà có lượng gene kháng thuốc đáng kể. Đây là xác nhận đầu tiên về việc ruồi có thể mang siêu vi. Những con ruồi này “có khả năng gây ô nhiễm môi trường, gây ra những lo ngại y tế cộng đồng to lớn”, các tác giả cảnh báo. Những con chó sống trong trại gà cũng mang gene kháng siêu vi. Chúng có thể truyền siêu vi trực tiếp cho con người.
“Không ai cho rằng chúng ta nên loại bỏ những con chó, nhưng chúng ta cần thận trọng hơn trong cách dọn chất thải của chó và ngăn ruồi phát tán gene kháng thuốc ra khắp Trung Quốc”, GS Walsh nói. Nhà nghiên cứu này cũng cho biết, châu Âu đang đối mặt tình trạng kháng thuốc nhưng tình hình không nghiêm trọng như ở Nam Á, Đông Nam Á hay Trung Quốc.
Trúc Quỳnh
Nguồn tin: Báo Tiền Phong
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất