Từ ước nguyện mang thịt gà “leo đồi” vươn xa, người nông dân thôn Thác Đất, xã Minh Dân (Hàm Yên) đã quyết tâm xây dựng thương hiệu “Gà đồi Thác Đất”. Nay gà đồi Thác Đất đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin tưởng đặt mua, cứ đến “tuổi lớn” là xuất chuồng…
Bắt tay liên kết
Thôn Thác Đất có đồi núi thấp, có nhiều bãi thoải lan ra tận đến dòng Lô, điều kiện đó không nơi nào có được để chăn nuôi gà. Gà leo đồi rồi uống nước sông trong lành, chả thế mà thịt gà săn và thơm nức tiếng.
Anh Từ Quang Hiền, Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi gà đồi Thác Đất tâm sự, từ năm 2010 đến nay, phong trào chăn nuôi gà đồi trong thôn phát triển nhất xã, hộ chăn nuôi ít thì vài chục con mà hộ nhiều cũng lên tới hàng nghìn con. Trước đây, hầu hết người dân trong xã chưa nắm chắc kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho gà nên đàn gà trong xã hay bị dịch bệnh chết hàng loạt. Nhưng giờ có cán bộ khuyến nông xã tư vấn, anh tham gia các lớp tập huấn và tìm đến Công ty Dabaco Việt Nam học hỏi quy trình, kỹ thuật theo mô hình “gà thả đồi” kết hợp công nghệ đệm lót sinh học, anh vỡ vạc ra nhiều điều từ chăn nuôi gà.
Lãnh đạo UBND xã Minh Dân thăm và kiểm tra mô hình nuôi gà thả đồi của anh Từ Quang Hiền, Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi gà đồi Thác Đất.
Trở về với “bụng” kiến thức mới, anh Hiền liên kết các hộ chăn nuôi gà trong thôn, họp nhau lại rồi bảo nhau phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học mới đứng vững được trên thị trường. Để thuận tiện trao đổi kinh nghiệm, năm 2013, Tổ hợp tác chăn nuôi gà đồi Thác Đất được thành lập với 7 thành viên. Anh Từ Quang Hiền được nông dân thôn ví như “thuyền trưởng”, đưa người dân đến với những miền đất mới mẻ của liên kết, hợp tác và thị trường. Anh đứng ra liên kết với Công ty Dabaco Việt Nam để nhập giống gà ri; liên kết với nhà phân phối thức ăn chăn nuôi Hồng Liên (Tuyên Quang) mua ngô, cám và liên kết với các đơn vị cung cấp vắc xin phòng dịch…
Anh Vũ Hoàng Long, thành viên Tổ hợp tác phấn khởi nói, khi con giống, thức ăn cấp đến cho các thành viên được quy về một mối, dịch bệnh dễ kiểm soát, giá đầu vào cũng thấp hơn so với giá thị trường, các thành viên ai cũng được lợi. Đặc biệt, Công ty Dabaco Việt Nam còn cử cán bộ kỹ thuật đến địa phương hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc gà cho từng hộ gia đình. Có giống tốt, cộng với được hướng dẫn kỹ thuật, việc nuôi gà của người dân thuận lợi hơn xưa.
Bắt tay vào nuôi giống gà mới, ông Đặng Văn Khản, thôn Thác Đất tỉ mỉ chăm sóc theo đúng hướng dẫn của Công ty Dabaco Việt Nam. Ông Khản bảo, giống gà ri của Dabaco lúc bắt về là 1 ngày tuổi, được công ty tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ nên chất lượng giống được đảm bảo ngay khi vào đàn. Hiện nay, ông Khản đang nuôi 500 – 1.000 con gà thương phẩm/lứa, khi xuất bán đạt trọng lượng 1,8 – 2,2 kg/con. Mỗi khi có gà đến tuổi xuất bán, ông Khản chỉ cần đăng ký trước chừng 2 tuần đến 1 tháng để được Tổ hợp tác kết nối với các đơn vị tiêu thụ. Tùy vào từng thời điểm, giá bán dao động từ 90 – 100 nghìn đồng/kg. Mỗi năm gia đình ông thu lãi 200 – 300 triệu đồng.
Xuất phát điểm là hộ nghèo, năm 2013 gia đình ông Trần Văn Ánh tham gia Tổ hợp tác chăn nuôi gà đồi Thác Đất và được hỗ trợ 30 triệu đồng để xây đựng chuồng trại nuôi gà đồi an toàn với quy mô 2.000 con. Phương châm hoạt động của Tổ hợp tác là “sạch từ trang trại đến bàn ăn”, nên ông được hướng dẫn nuôi theo mô hình “gà thả đồi” có áp dụng công nghệ đệm lót sinh học bằng mùn cưa kết hợp men vi sinh có lợi dùng để lót chuồng trong chăn nuôi. Chăn nuôi theo mô hình này chất lượng thịt gà săn chắc, thơm ngon và đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường.
Mô hình chăn nuôi gà an toàn không chỉ giúp gia đình ông Ánh vươn lên thoát nghèo, làm giàu mà còn phát triển lên mô hình kinh tế trang trại tổng hợp và tạo việc làm cho 3 – 5 lao động địa phương với mức thu nhập từ 3 – 4 triệu đồng/người/tháng. Ông Ánh bảo: Tham gia THT, cái được rõ nhất là gia đình ông đã thoát nghèo. Sự ra đời của Tổ hợp tác còn xóa bỏ tình trạng “đèn nhà ai nấy rạng”.
Sau 7 năm phát triển, đến nay Tổ hợp tác có 18 thành viên, đời sống của các thành viên được nâng lên. Trong tổ có 9 thành viên trước đây là hộ nghèo, hộ cận nghèo thì nay đã thoát nghèo; 3 thành viên đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh; 3 thành viên đã phát triển mô hình kinh tế trang trại tổng hợp. Nhiều hộ có thu nhập 200 – 400 triệu đồng/năm như gia đình ông Nguyễn Văn Lâm, Cao Đức Tỉnh, Đặng Văn Khuê… Các thành viên còn lại có thu nhập bình quân từ 80 – 100 triệu đồng/năm.
Ước nguyện vươn xa
Theo anh Từ Quang Hiền, Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi gà đồi Thác Đất, các năm trước, đã có các đơn vị lớn như Sàn Giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội, Siêu thị Big C, Siêu thị Dabaco… lên thăm mô hình chăn nuôi gà của Tổ hợp tác. Tại các buổi làm việc, các siêu thị hứa hẹn nếu gà có nhãn hiệu sẽ bao tiêu sản phẩm và đưa vào tiêu thụ trong hệ thống siêu thị. Đó cũng là niềm vui đối với người dân thôn Thác Đất, bởi đây sẽ là tiền đề để thúc đẩy người nông dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa gắn với an toàn thực phẩm.
Hiện nay, việc nuôi gà thịt của Tổ hợp tác căn cứ theo hợp đồng được ký kết với các đơn vị thu mua như công ty, nhà hàng ở thành phố Tuyên Quang và các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Hà Nội. Vì thế đầu ra và lợi nhuận của các thành viên sẽ luôn được đảm bảo, ổn định, có thời điểm còn không đủ để cung cấp ra thị trường. Anh Từ Quang Hiền bày tỏ: Để duy trì và giữ vững được thị trường tiêu thụ, trước tiên đòi hỏi người chăn nuôi phải tự giác tuân thủ nghiêm túc các quy định của tập thể đưa ra để đảm bảo rằng: Sản phẩm của họ luôn đồng đều, ổn định và an toàn “từ trang trại đến bàn ăn”. Và đó cũng là cách để bà con góp phần xây dựng thương hiệu cho nông sản của mình để tiến tới thực hiện ước nguyện đưa sản phẩm gà đồi Thác Đất vào siêu thị.
Theo Chủ tịch UBND xã Minh Dân Nguyễn Bá Lệ, để xây dựng được thương hiệu cùng với việc định hướng quy hoạch vùng chăn nuôi, năm 2013 xã đã hỗ trợ 15 hộ thôn Thác Đất, mỗi hộ 25 – 30 triệu đồng làm chuồng nuôi gà. Hiện, xã tuyên truyền, vận động người dân phát triển chăn nuôi gà thịt từ nhỏ lẻ sang hướng trang trại, gia trại, áp dụng nghiêm ngặt khoa học kỹ thuật trong các khâu chăm sóc, đặc biệt chú trọng đến vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng. Mỗi năm thôn Thác Đất cung cấp ra thị trường hơn 30.000 con gà.
Để thuận lợi cho việc xây dựng nhãn hiệu, tháng 5-2020, xã Minh Dân đã thành lập Hợp tác xã (HTX) gà đồi Thác Đất. Thời gian tới, UBND xã lồng ghép các nguồn vốn, xây dựng phương án huy động kinh phí thực hiện các mô hình chăn nuôi gà đồi VietGAP để nhân rộng. Nhiệm vụ trọng tâm giao cho tổ hợp tác, HTX là tiếp tục làm tốt công tác hỗ trợ các thành viên, không chỉ kiểm soát chất lượng mà tiếp tục tìm đầu ra cho sản phẩm; nghiên cứu chu trình chăn nuôi phù hợp cho từng thành viên nhằm đảm bảo cung – cầu thường xuyên, liên tục, không bị ngắt quãng…
Nền móng xây dựng thương hiệu “Gà đồi Thác Đất” đang được đặt những viên gạch đầu tiên. Đẩy mạnh chăn nuôi gà sạch đã nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 31 triệu đồng/người/năm, tăng 14 triệu đồng so với năm 2015, phấn đấu đến hết năm 2020 đạt 38 triệu đồng/người. Đây là tiền để xã về đích nông thôn mới năm 2020.
Bài, ảnh: Hải Hương
Nguồn: Báo Tuyên Quang
- dabaco li>
- Tuyên Quang li>
- gà đồi Thác Đất li>
- Tổ hợp tác chăn nuôi gà đồi Thác Đất li>
- HTX Gà đồi Thác Đất li> ul>
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất