Thời gian qua, huyện Ia H’Drai (Kon Tum) lồng ghép nguồn lực, hỗ trợ nhiều hộ dân trên địa bàn liên kết phát triển hiệu quả mô hình nuôi hươu sao và sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nhung hươu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Huỳnh Tấn Vũ- Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Ia H’Drai cho biết, ngay từ năm 2020, nhận thấy việc nuôi hươu sao trên địa bàn có nhiều tiềm năng, huyện Ia H’Drai lồng ghép các nguồn lực, nhất là từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, để triển khai Dự án liên kết sản xuất trong nuôi và chế biến các sản phẩm từ nhung hươu sao (Dự án).
Theo đó, địa phương chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân trên địa bàn tham gia nuôi hươu sao để nâng cao thu nhập. Đồng thời, hỗ trợ những hộ đủ điều kiện 1 cặp giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và khai thác nhung hiệu quả. Bên cạnh đó, vận động các hộ dân thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã để liên kết, hỗ trợ trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm, tạo ra những sản phẩm chất lượng, có giá trị tăng cao từ nhung hươu.
Với sự hỗ trợ của huyện Ia H’Drai, các hộ dân phát triển nuôi hươu sao hiệu quả. Ảnh: H.T
Đến nay, Dự án hỗ trợ gần 25 hộ nguồn giống và khoa học kỹ thuật để phát triển hiệu quả. Từ sự vận động, tuyên truyền của chính quyền địa phương, có rất nhiều hộ khác đã đầu tư mua hươu giống, học hỏi kinh nghiệm mô hình nuôi hươu của các hộ tham gia dự án.
Hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tiến tại thôn 4, xã Ia Dom được thành lập từ năm 2021 với 15 thành viên là các hộ dân được hỗ trợ giống, phát triển sản xuất từ Dự án Hợp tác xã hiện có 6 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh từ nhung hươu là: Nhung hươu ngâm mật ong, Rượu sâm nhung Đồng Tiến, Rượu nhung hươu Đồng Tiến, Bột nhung hươu, Nhung hươu khô sắt lát Đồng Tiến, Nhung hươu tươi sắt lát Đồng Tiến. Các sản phẩm từ hươu sao của Hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tiến đều được người mua đón nhận, đánh giá cao nhờ chất lượng tốt, giúp doanh thu của đơn vị tăng dần qua các năm, trong năm 2023 doanh thu của hợp tác xã khoảng 800 triệu đồng.
“Hiện nay, chúng tôi tiếp tục mở rộng quy mô, bán giống, phát triển thêm sản phẩm mới, hướng đến việc quảng bá, nâng cao giá trị sản phẩm qua bao bì, nhãn mác, đưa lên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Hợp tác xã phấn đấu một số sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh đầu tiên của huyện Ia H’Drai. Trong đó, đặc biệt là các sản phẩm như: Mật ông ngâm nhung hươu, Rượu sâm nhung Đồng Tiến”- anh Nguyễn Xuân Tiến, Giám đốc HTX khẳng định.
Anh Nguyễn Văn Lâm ở thôn 4 (xã Ia Dom) là một trong những thành viên đầu tiên của Hợp tác xã Nông nghiệp Đồng Tiến. Từ năm 2021, khi được huyện hỗ trợ giống từ Dự án, anh Lâm đã tìm hiểu về mô hình nuôi hươu sao và đầu tư thêm để phát triển đàn hươu của gia đình. Hiện nay anh Lâm sở hữu đàn hươu sao gồm 16 con trưởng thành, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình từ việc bán giống và nhung hươu.
Anh Lâm chia sẻ, nguồn thức ăn của hươu dễ kiếm, đa dạng, có thể tự sản xuất hoặc tận dụng như cỏ, lá các loại cây, dược liệu, giai đoạn lấy nhung có thể bổ sung thêm một số khoáng chất, tinh bột, trái cây, không tốn kém là mấy. Mỗi năm đàn hươu của gia đình anh Lâm cho khoảng 4,5- 5kg nhung, bán với giá 17 triệu đồng/kg. Việc bán giống mang lại thu nhập khá ổn định; mỗi năm 1 con cái sinh ra 1 hươu con, tùy độ tuổi sẽ có giá bán khác nhau, dưới 1 năm tuổi có giá từ 25-30 triệu đồng/cặp hươu, 12- 18 tháng tuổi có giá 30-38 triệu đồng/cặp, 19-24 tháng có giá 40- 46 triệu đồng/cặp.
Xã Ia Đal cũng là một trong những địa phương của huyện Ia H’Drai tích cực tuyên truyền vận động người dân phát triển mô hình nuôi hươu sao, liên kết sản xuất các sản phẩm từ nhung hươu. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân, thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Ông Hồ Minh Vương- Phó Chủ tịch UB ND xã Ia Đal cho biết: Với sự hỗ trợ của huyện, xã Ia Đal tích cực tuyên truyền vận động, lồng ghép nguồn lực hỗ trợ các hộ dân phát triển, liên kết sản xuất trong nuôi hươu sao và lấy nhung. Hiện xã có 1 tổ hợp tác nuôi hươu sao và 1 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, trong đó có mô hình hươu sao phát triển hiệu quả và ổn định. Các tổ hợp tác và hợp tác xã trên địa bàn hoạt động hiệu quả đã giúp bao tiêu, thu mua sản phẩm nhung hươu của các hộ dân, giúp nhiều hộ nghèo trên địa bàn từng bước thoát nghèo bền vững.
Ông Huỳnh Tấn Vũ cho biết: Thời gian tới, Phòng NN&PTNT tiếp tục hỗ trợ, định hướng việc phát triển chăn nuôi hươu sao, chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để tạo ra các sản phẩm chất lượng. Đồng thời, liên kết với các địa phương, doanh nghiệp để quảng bá, đưa các sản phẩm nhung hươu ra thị trường rộng rãi hơn. Qua đó, phát triển chăn nuôi hươu sao gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch trải nghiệm, xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Hoàng Thanh
Nguồn: Báo Kon Tum
- chăn nuôi hươu sao li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất