Nghiên cứu do các tác giả Hà Văn Quyết – Ủy ban Nhân dân huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, Phạm Thị Tâm – Khoa Công nghệ Sinh học, Viện Đại học Mở Hà Nội, Phạm Công Hoạt – Bộ Khoa học và Công nghệ, Nguyễn Quang Tuyên – Viện Khoa học Sự sống, Đại học Thái Nguyên thực hiện.
Marek là bệnh ung thư truyền nhiễm nguy hiểm và gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gà công nghiệp. Mặc dù vi rút không trực tiếp gây chết đối tượng mắc bệnh nhưng làm suy giảm miễn dịch bệnh dẫn tới gia cầm mẫn cảm đối với các tác nhân gây bệnh khác.
Trong những năm gần đây, tại các địa phương như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang xuất hiện ổ bệnh Marek, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi (Phan Văn Lục và cộng sự, 2008). Điều đáng lưu ý là các trại gà bệnh này đã sử dụng vắc-xin HVT hoặc CVI988/Rispes để phòng bệnh. Chủng vi rút gây bệnh Marek được phân lập từ ổ gà bệnh và đánh giả khả năng gây bệnh, mức độ ổn định độc lực của chủng để có cơ sở thực hiện các nghiên cứu về bệnh học, dịch tễ và chiến lược sử dụng, thay thế vắc-xin phòng bệnh.
Ảnh sưu tầm
Chủng vi rút gây bệnh Marek ký hiệu MDV 6.13 phân lập được từ gà đẻ trứng ở Hà Nội được sử dụng để đánh giá khả năng gây bệnh trên các đối tượng, bao gồm: gà Broiler ở các độ tuổi khác nhau, trên phôi trứng gà 11 ngày tuổi và trên tế bào xơ phôi vịt. Với cùng liều gây nhiễm là 2000 PFU/con, theo dõi trong 1 tháng đã xác định được gà 1 ngày tuổi mẫn cảm nhất với MDV 6.13, tỷ lệ chết sau thí nghiệm lên tới 40%; gà 1 tuần tuổi chết 33,33%; gà 1 tháng tuổi chết 20%, 6,67% gà 3 tháng tuổi bị chết bởi chủng này. Toàn bộ các lô gà thí nghiệm đều có mức độ tăng trọng âm, mức độ giảm trọng lượng 4-8% sau 1 tháng thí nghiệm, gà có thể trạng gày gò, lông xơ xác. 100% gà thí nghiệm có độ tuổi từ 1 ngày đến 1 tháng đều bị bại lại sau khi nhiễm MDV. Tỷ lệ bệnh tích ở gan chiếm cao nhất (87,67- 100%), lách (73,33-100%), hạch lympho (60-73,33%), túi Bursa (6,67-33,33%), dạ dày tuyến (13,33-20%), tim (6,67%). Dây thần kinh không xuất hiện khối u nhưng có biểu hiện sưng to, phình đoạn và có màu trắng sữa (60-93,33%). Trên phôi trứng gà 11 ngày tuổi, 100% phôi bị gây nhiễm với MDV 6.13 bị chết sau 24-72 giờ gây nhiễm, trên màng CAM xuất hiện các nốt u màu trắng, phôi xuất huyết toàn thân. Với cùng liều gây nhiễm 100 PFU/ml, hiệu ứng hủy hoại tế bào xơ phôi vịt xảy ra mạnh nhất sau 96 giờ nuôi cấy, đạt tới 96-98%, độc lực của vi rút khá ổn định sau 10 đời tiếp truyền liên tiếp trên tế bào này.
Tổng hợp: L.N.Trang
Theo TC Nông nghiệp và PTNT
Nguồn: Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ
- chăn nuôi gà li>
- bệnh marek li>
- chăn nuôi gà ta li> ul>
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
- Chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh về tai trên chó, mèo
- Cai sữa sớm trên heo con – chọn cách cho ăn phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi
- Hội chứng còi cọc do Circovirus và vắc xin Han-Circovac của HANVET
Tin mới nhất
T3,05/11/2024
- Công ty TNHH Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Đồng Nai: Phát triển công nghiệp giết mổ sản phẩm chăn nuôi hiện đại
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất