[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp 8 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt khoảng 13,6 triệu tấn, tăng khoảng 5,5% so với cùng kỳ năm 2020. Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tháng 9 cũng tăng, trong bối cảnh thịt lợn, thịt gà giá giảm mạnh, khiến cho việc tái đàn gặp nhiều khó khăn.
Theo Cục Chăn nuôi, thức ăn cho lợn đạt 6,7 triệu tấn, tăng 27% so với cùng kỳ 2020; thức ăn cho gia cầm đạt 6,0 triệu tấn, giảm 11% so với cùng kỳ 2020. Dự kiến sản lượng thức ăn chăn nuôi năm 2021 khoảng 21,48 triệu tấn, tăng khoảng 5,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Các tháng đầu năm 2021, giá bình quân các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng so với cùng kỳ 2020, tăng từ 16-46%, trong đó tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc, cụ thể: ngô hạt 7.616,7 đg/kg (tăng 35,1%), khô dầu đậu tương 13.091,0 đg/kg (tăng 35,5%), DDGS (bã ngô) 8.847 đg/kg (tăng 46,0%), cám mì 6.716,7 đg/kg (tăng 32,8%), sắn lát 5.994,4 đg/kg (tăng 19,2%), cám gạo chiết ly 4.936,1 đg/kg (tăng 16,1%), Methionine 64.950,6 đg/kg (tăng 19,2%), Lysine 35.053,3 (tăng 16,3%). Giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng cao là thách thức lớn của ngành chăn nuôi trong nửa cuối năm 2021, ảnh hưởng tới việc tái đàn, đặc biệt gây khó khăn cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
So với tháng 8/2021, trong tháng 9/2021 giá hầu hết nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng: cám mì 7.237,5 đg/kg (tăng 3,6%); cám gạo chiết ly 5.283,3 đg/kg (tăng 3,3%); ngô hạt 7.937,5 đg/kg (tăng 0,5%); khô dầu đậu tương 12.337,5 đg/kg (tăng 0,6%); bột cá 27.950 đg/kg (tăng 0,5%); Lysine HCl 33.185,8 đg/kg (tăng 0,6%); Methionine 61.190,3 đg/kg (tăng 0,7%). Giá DDGS giảm 1,4% (8.500 đg/kg). Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tiếp tục tăng nhẹ so với tháng 8/2021, cụ thể: thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt 60 kg đến xuất chuồng 12.177,5 đg/kg (tăng 1,2%); thức ăn chăn nuôi hỗn hợp cho gà thịt lông trắng 12.752,8 đg/kg (tăng 1,2%); thức ăn chăn nuôi hỗn hợp cho gà thịt lông màu 12.014,8 đg/kg (tăng 1,3%).
Một số nguyên nhân dẫn đến tăng giá thức ăn chăn nuôi: Giá các loại ngũ cốc trên thị trường thế giới đều tăng cao do chi phí sản xuất tăng cao, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mùa màng, các quỹ đầu tư lớn chuyển hướng sang đầu cơ nông sản và Trung Quốc tăng mua ngũ cốc phục vụ sản xuất, chăn nuôi trong nước…; ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên chi phí vận chuyển tăng do thiếu tàu biển và container vận chuyển hàng hóa nói chung, trong đó có mặt hàng thức ăn chăn nuôi (trung bình chi phí vận chuyển tăng 200-300% so với bình thường). Cùng với đó, tình hình hạn hán từ tháng 3/2021 trở lại đây tại một số tỉnh của Braxin làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ ngô chính vụ của nước này.
Tâm An
8 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 14,45 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và thủy sản
Tổng nguyên liệu TACN nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm, khoảng 14,45 triệu tấn (bao gồm cả nguyên liệu sản thức ăn thủy sản), tương ứng với 5,22 tỷ USD (tăng 24,3% về số lượng và 47,4 % về giá trị so với cùng kỳ 2020). Trong đó thức ăn giàu năng lượng đạt 8,97 triệu tấn, tương ứng 2,35 tỷ USD (tăng 49,4% về số lượng và 89,5% về giá trị so với cùng kỳ 2020); thức ăn giàu đạm đạt 5,09 triệu tấn, tương ứng với 2,27 tỷ USD (giảm 2,6% về số lượng nhưng tăng 28% về giá trị); thức ăn bổ sung đạt 0,38 triệu tấn, tương ứng 0,6 tỷ USD (giảm 3,3% về số lượng và tăng 13,3% về giá trị). Số liệu này chưa bao gồm nguyên liệu nhập khẩu có nguồn gốc động vật.
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Silvafeed® Nutri P: Giải pháp phù hợp để ngăn ngừa và điều trị các bệnh tiêu chảy
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
Tin mới nhất
T3,29/04/2025
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất