[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, tính đến hết năm 2020, cả nước có 104 cơ sở, nhà máy quy mô công nghiệp của các doanh nghiệp chế biến thịt, trứng và sữa để xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước, số còn lại có quy mô nhỏ lẻ.
Mô tả các nhà máy chế biến, giết mổ các sản phẩm động vật tại nước ta (Ảnh: Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Bộ NN&PTNT)
Trong số các cơ sở quy mô công nghiệp, có: 64 nhà máy và sản phẩm thịt chế biến khoảng trên 1,1 triệu tấn, chiếm 19-20% tổng sản lượng thịt sản xuất trong nước; 5 nhà máy và sản lượng trứng chế biến khoảng trên 100 triệu quả trứng/năm, chiếm khoảng 0,7% tổng sản lượng trứng sản xuất trong nước. Các sản phẩm trứng chế biến chủ yếu là trứng muối, bột trứng, trứng đóng hộp; 35 nhà máy chế biến sữa, trong đó phần lớn các nhà máy chế biến có công nghệ tiên tiến, tính tự động hóa cao (riêng giai đoạn 2017-2020, các doanh nghiệp đã đầu tư 4.076 tỷ đồng xây dựng 02 nhà máy chế biến 380 tấn sữa/ngày và 20.000 con bò sữa).
Về giết mổ, tính đến cuối năm 2020, tổng số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên cả nước là 25.124 cơ sở trong đó có 434 cơ sở giết mổ tập trung (công suất giết mổ mỗi ngày từ 50 con trở lên đối với gia súc, 200 trở lên đối với gia cầm) và 24.690 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, khoảng 73% chưa được cấp phép và kiểm soát.
Trong 434 cơ sở giết mổ tập trung trên cả nước, số cơ sở giết mổ công nghiệp chiếm khoảng 20%, giết mổ bán công nghiệp chiếm 50% và giết mổ thủ công còn chiếm tới 30%. Trong các cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở giết mổ lợn chiếm 46,3%, gia cầm chiếm 25,7%, hỗn hợp lợn và gia cầm chiếm 18,7%; cơ sở giết mổ trâu bò chiếm 9,3%.
Hiện nay, tỷ lệ gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung ước khoảng 25-30% (trong đó giết mổ công nghiệp khoảng 10-12%). Công suất thực tế tại các cơ sở giết mổ công nghiệp còn thấp so với công suất thiết kế (dao động 30-65%) và điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp nguyên liệu đảm bảo chất lượng, an toàn cho các cơ sở chế biến.
Hà Ngân
- doanh nghiệp chế biến thịt li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Hợp tác về phúc lợi động vật để phát triển chăn nuôi bền vững
- Khởi công dự án ‘Tổ hợp thiên đường sữa Mộc Châu’
- Nuôi bò 3B thu nhập cao
- Cục Thú y công nhận 2 vùng an toàn dịch bệnh Newcastle
- AFIA: Tiềm năng thị trường thức ăn thú cưng tại Việt Nam là rất lớn
- Anh coi trọng hợp tác nông nghiệp với Việt Nam
- Nghệ An: Giá trâu, bò giảm, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Heo giống ế ẩm, giá thấp
- Thái Nguyên: Dành 10 tỷ đồng phát triển thương hiệu “Gà đồi Phú Bình”
- Dự án chăn nuôi bò ngàn tỷ ở Hà Tĩnh được tái cơ cấu thế nào?
Tin mới nhất
CN,29/05/2022
- Hợp tác về phúc lợi động vật để phát triển chăn nuôi bền vững
- Khởi công dự án ‘Tổ hợp thiên đường sữa Mộc Châu’
- Nuôi bò 3B thu nhập cao
- Cục Thú y công nhận 2 vùng an toàn dịch bệnh Newcastle
- AFIA: Tiềm năng thị trường thức ăn thú cưng tại Việt Nam là rất lớn
- Anh coi trọng hợp tác nông nghiệp với Việt Nam
- Nghệ An: Giá trâu, bò giảm, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Heo giống ế ẩm, giá thấp
- Thái Nguyên: Dành 10 tỷ đồng phát triển thương hiệu “Gà đồi Phú Bình”
- Dự án chăn nuôi bò ngàn tỷ ở Hà Tĩnh được tái cơ cấu thế nào?
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bên em chuyên cung cấp amino acid Deasang Korean. (Lysine, Arginine, Tryptophan, Threonine…)
Liên hệ em Đức Mỹ 0938774791