Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?

    Cách xác định tình trạng của lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm

     

    Làm thế nào để bạn có thể xác định độ ẩm của chất độn chuồng trong chuồng nuôi nhà bạn đang ở mức thích hợp là khoảng 20-25%? Bài viết này là một thử nghiệm thực tế của các nhà nghiên cứu thuộc công ty Ziggity có liên quan đến việc thu thập chất độn chuồng phần phía dưới đường ống nước và ép chúng lại.

    Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?Tình trạng chất độn chuồng cần được kiểm tra thường xuyên.

     

    Nếu sau khi vo và ép tròn mà “quả bóng chất độn chuồng” vẫn dính chặt lấy nhau thành một khối thống nhất và không chịu tan ra thì lớp độn chuồng đó đang quá ướt. Ngược lại, nếu chúng tan ngay trên tay bạn thì chúng quá khô. Chúng chỉ đạt yêu cầu độ ẩm ở mức 20-25% khi ban đầu chúng vẫn dính với nhau thành một khối nhưng sau đó bắt đầu tan dần trên tay bạn.

     

    Đối với những trường hợp quá khô hay quá ướt, bạn cần tăng hoặc giảm áp lực dòng nước chảy trong đường ống nước và kiểm tra lại sau 24h.

     

    Tại sao việc kiểm tra tình trạng chất độn chuồng chăn nuôi gia cầm lại quan trọng?

     

    Lý do chính để chúng ta nên hạn chế tối đa việc làm ướt chất độn chuồng là để ngăn ngừa việc nồng độ amoniac tăng cao quá mức trong chuồng nuôi. Amoniac hình thành do sự tương tác giữa nước và phân gia cầm nên nếu chuồng nuôi quá ướt sẽ làm tăng nồng độ amoniac lên cao – điều này không tốt cho sức khỏe của con vật và cả những công nhân làm việc trực tiếp trong các trang trại chăn nuôi gia cầm.

     

    Thông thường chúng ta có thể phát hiện ra sự có mặt của amoniac ở mức 15 phần triệu (ppm). Tuy nhiên, phơi nhiễm quá lâu sẽ làm giảm độ nhạy của mũi nên một số người sau khi làm việc nhiều năm trong trang trại chăn nuôi gia cầm đã không thể phát hiện ra sự có mặt của amoniac ở mức 50 ppm, một mức độ được coi là đe dọa đến sức khỏe con người.

     

    Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ nói rằng con người không nên tiếp xúc với amoniac ở nồng độ 25 ppm trong 8 giờ hoặc lâu hơn và thời gian tiếp xúc với amoniac ở nồng độ 35 ppm không được vượt quá 15 phút.

     

    Đồng thời, amoniac trong lớp độn chuồng là nơi có nồng độ mạnh nhất. Khi gia cầm ở trên lớp độn chuồng đó, amoniac sẽ hòa tan với chất lỏng xung quanh mắt của gia cầm, gây kích ứng và viêm mắt. Với nồng độ cao hơn, gia cầm có thể bị mù.

    Giải pháp là quản lý thật tốt hệ thống uống nước trong trại.

     

    Ngay cả khi nồng độ amoniac trong các trang trại chăn nuôi gia cầm ở mức 5 ppm (không thể phát hiện được bằng mũi người), thì các lông mao trong đường khí quản của gia cầm cũng bị tổn thương và phá hủy bởi amoniac dẫn đến lớp lót khí quản bị ăn mòn và trở nên nhạy cảm với các mầm bệnh. Nhất là các virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của gia cầm một cách đáng kể.

     

    Các bệnh có nguyên nhân bắt nguồn từ amoniac thường có ít hoặc không có biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài nên thường thì đàn gia cầm đã bị tổn thương đáng kể trước khi người chăn nuôi có thể nhận ra. Để hạn chế thiệt hại, người chăn nuôi có thể chủng ngừa cho đàn gia cầm nhưng tăng trọng nhất định sẽ bị ảnh hưởng. Cùng với các tổn thương về hô hấp, nồng độ amoniac quá mức cũng có thể gây tổn thương bàn chân, nổi nốt mụn nhọt ở ngực, bỏng da và đóng vảy, tất cả đều làm giảm chất lượng thân thịt, giảm lợi nhuận trong chăn nuôi gia cầm.

     

    Với việc quản lý thật tốt hệ thống uống nước, bạn có thể giữ cho nồng độ ammonia thải ra ở mức tối thiểu và duy trì một môi trường lành mạnh để thúc đẩy tăng trưởng của gia cầm và giữ an toàn cho những người làm việc trực tiếp trong trại.

     

    VietDVM team dịch/(theo poultrywatering)

    Nguồn: VietDVM

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.