Không để vật nuôi bị chết khát mùa khô hạn - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Không để vật nuôi bị chết khát mùa khô hạn

    Trước nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước trong mùa khô năm 2024, ngành chức năng đề ra kế hoạch ứng phó, quyết không để đàn vật nuôi bị chết khát, chết đói.

    Nếu không tích trữ phế phụ phẩm nông nghiệp hoặc trồng cỏ, đàn gia súc của Ninh Thuận có nguy cơ thiếu thức ăn trong mùa khô hạn. Ảnh: PC.

     

    Chuẩn bị kỹ nước uống, thức ăn dự trữ

     

    Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận, hiện tổng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh trên nửa triệu con. Trong đó, gia súc có sừng gần 355.000 con (trâu 3.870 con, bò 120.591 con, dê 128.620 con, cừu 101.865 con). Ngoài ra, Ninh Thuận còn có đàn heo 156.200 con, đàn gia cầm hơn 1,7 triệu con.

     

    Theo ông Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận, trong quý I/2024, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Lở mồm long móng, viêm da nổi cục trên trâu bò, cúm gia cầm, tai xanh heo, dịch tả lợn Châu Phi, bệnh dại trên động vật cơ bản được kiểm soát tốt, đàn gia súc, gia cầm ở Ninh Thuận không bị các dịch bệnh nguy hiểm uy hiếp.

     

    Thế nhưng, trong mùa khô năm 2024, Ninh Thuận đứng trước nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước cho gia súc, nên ngay từ bây giờ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận đã xây dựng kế hoạch ứng phó.

     

    “Ngành chức năng Ninh Thuận quyết tâm hạn chế tối đa số lượng gia súc chết vì thiếu ăn, nước uống, suy dinh dưỡng khi hạn hán xảy ra, dẫn tới phát sinh dịch bệnh nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh”, ông Phan Đình Thịnh nói.

    Người dân tận dụng rơm rạ làm thức ăn cho gia súc trong mùa khô. Ảnh: PC.

     

    Cũng theo ông Thịnh, hiện nay Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận đang tăng cường công tác nắm bắt tình hình thời tiết, thông tin tuyên truyền, cảnh cáo tình hình hạn hán đến với người chăn nuôi. Đồng thời, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động dự trữ thức ăn cho gia súc, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và ứng phó kịp thời khi hạn hán xảy ra.

     

    “Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với ban chỉ huy phòng, chống thiên tai các cấp tăng cường công tác giám sát, kiểm soát dịch bệnh, thiệt hại gia súc do ảnh hưởng hạn hán và triển khai thực hiện công tác phòng, chống hạn hán, dịch bệnh cho gia súc có hiệu quả”, ông Phan Đình Thịnh chia sẻ.

     

    Ninh Thuận xác định trên địa bàn tỉnh có nhiều vùng nguy cơ hạn hán sẽ xảy ra trong mùa nắng nóng năm 2024, trong đó, huyện Ninh Phước có các xã Phước Hữu, Phước Thái, Phước Vinh, Phước Hải và An Hải. Huyện Ninh Hải có các xã Thanh Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải, Tri Hải và Xuân Hải. Huyện Ninh Sơn có các xã Quảng Sơn, Hòa Sơn, Nhơn Sơn và Ma Nới. Huyện Thuận Bắc có các xã Phước Kháng, Phước Chiến và Bắc Sơn. Riêng huyện Bác Ái và Thuận Nam nguy cơ hạn hán uy hiếp toàn địa bàn.

     

    Quyết bảo vệ đàn vật nuôi

     

    Trước tình hình trên, ngành chức năng Ninh Thuận thống kê số lượng đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là đàn gia súc có sừng như trâu, bò, dê, cừu tại những địa phương chịu ảnh hưởng của hạn hán. Đồng thời tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi gia súc có sừng chủ động nguồn nước uống như đào ao, hồ và khoan giếng để chứa nước.

     

    Chủ động tận dụng đất trồng cỏ có độ ẩm, chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa, hoa màu kém hiệu quả sang trồng cỏ để cung cấp nguồn thức ăn xanh cho gia súc. Dự trữ, bảo quản và chế biến phế phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm, rạ, thân cây bắp, thân cây họ đậu, đọt cây mía… và các loại thức ăn tinh như cám gạo, bắp và thức ăn hỗn hợp… làm thức ăn cho gia súc, nhằm hạn chế thấp nhất gia súc chết do suy dinh dưỡng vì thiếu thức ăn và nước uống.

    Người chăn nuôi ở Ninh Thuận đã chủ động trồng cỏ làm thức ăn cho đàn gia súc trong mùa khô. Ảnh: PC.

     

    “Nguồn thức ăn thô xanh từ phế phụ phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch vụ đông xuân 2023-2024 có thể dự trữ, bảo quản làm thức ăn cho gia súc ước tính được 378.556 tấn, đủ cung cấp cho đàn gia súc có sừng như trâu, bò 30kg/ngày/con, dê, cừu 5kg/con/ngày trong thời gian 108 ngày (3 tháng rưỡi).

     

    Sau khi thu hoạch vụ hè thu 2024, phế phụ phẩm trong nông nghiệp trong vụ này sẽ đáp ứng nhu cầu thức ăn cho gia súc đến mùa mưa. Tuy nhiên, huyện Bác Ái và Thuận Nam có nguy cơ thiếu thức ăn cho gia súc trong giai đoạn thời tiết xảy ra hạn hán”, ông Phan Đình Thịnh chia sẻ.

     

    Ngoài ra, Ninh Thuận còn khuyến cáo người chăn nuôi duy trì, ổn định đàn gia súc, cân đối đàn gia súc với khả năng cung cấp thức ăn. Hạn chế tái đàn và bán bớt những con gia súc đến tuổi bán thịt, gia súc già loại thải.

     

    Các đàn có số lượng gia súc đông, nhất là dê, cừu cần tách ra thành những đàn nhỏ theo từng lứa tuổi, đặc biệt là gia súc đang nuôi con và theo mẹ cần có chế độ chăm sóc riêng để tiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng và di chuyển.

     

    Người chăn nuôi Ninh Thuận còn được khuyến cáo không chăn thả gia súc quá xa chuồng trại vào giờ nắng gắt để hạn chế gia súc bị mất nước, thở dốc, kiệt sức dễ mắc bệnh say nắng, cảm nóng dẫn tới chết. Chủ động tiêm phòng vacxin cho gia súc theo quy định, nhất là vacxin lở mồm long móng, tụ huyết trùng và vacxin giải độc phòng bệnh viêm ruột hoại tử cho bò, dê, cừu.

     

    Ghi nhận tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn cho thấy, hiện người dân đã nâng cao ý thức bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa khô hạn dẫn đến thiếu thức ăn, nước uống. Người dân đã có nhiều phương án tích trữ nguồn thức ăn cho gia súc.

    Trong mùa khô hạn người dân Ninh Thuận cần tăng cường bảo vệ đàn gia súc như tiêm phòng, bổ sung nguồn thức ăn tinh và thức ăn khô. Ảnh: PC.

     

    Gia đình chị Tài Thị Mai Hương, ngụ thôn Phước Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải nuôi 3 con bò và 23 con cừu. Những năm qua nhờ chăn nuôi đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Trước dự báo mùa khô năm nay có nguy cơ xảy ra hạn hán, ngay từ bây giờ chị Hương đã tích trữ nguồn rơm, rạ trong vụ lúa đông xuân để làm thức ăn cho bò, cừu, ngoài ra để có nguồn thức ăn tươi chị đã trồng cỏ voi.

     

    “Những năm trước kia, khi xảy ra khô hạn kéo dài, nhiều đàn gia súc của người dân trong tỉnh bị thiếu thức ăn, nước uống dẫn đến suy dinh dưỡng và mắc một số bệnh. Do vậy, để bảo vệ đàn gia súc của gia đình, tôi đã chủ động tích trữ nguồn thức ăn từ rơm, rạ và trồng cỏ, thức ăn tinh để đàn gia súc vượt qua mùa khô hạn”, chị Hương chia sẻ.

     

    Theo ông Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp bảo vệ đàn gia súc trong mùa khô hạn như thời gian chăn thả, các biện pháp dự trữ, chế biến thức ăn từ phế phụ phẩm nông nghiệp.

     

    Tổ chức vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi định kỳ, triển khai công tác tiêm phòng vacxin trên đàn gia súc. Khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện giải pháp tự chủ, chủ động tại chỗ và di chuyển đàn gia súc đến nơi có nguồn thức ăn, nước uống đảm bảo và các biện pháp khác để bảo vệ đàn gia súc trong mùa khô hạn.

     

    Phương Chi

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.