Hà Nam: Xót xa cảnh trại lợn bỏ trống, người nông dân phá chuồng làm thuê trả nợ
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Hà Nam: Xót xa cảnh trại lợn bỏ trống, người nông dân phá chuồng làm thuê trả nợ

    Giá lợn liên tiếp giảm từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2017 khiến nông dân Ngọc Lũ (Bình Lục, Hà Nam) thua lỗ hàng tỷ đồng. Đến nay, 70% hộ chăn nuôi đã bỏ chuồng trống, nhiều gia đình phá chuồng, chấm dứt với con lợn.

    Hà Nam: Xót xa cảnh trại lợn bỏ trống, người nông dân phá chuồng làm thuê trả nợ

    Nghìn mét vuông chuồng trại bỏ không, nhiều thanh sắt đã hoen gỉ. Giá lợn hơi hiện tại bán cho thương lái là 28- 29000/ kg. Người dân cho biết, với giá như thế này, nông dân vẫn tiếp tục lỗ vì ít nhất 30.000/kg mới hòa vốn.

     

    Trò chuyện với người nông dân xã Ngọc Lũ, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi cho tình cảnh của người nông dân. Ông Bính (thôn 12, Ngọc Lũ) , có hơn 15 năm nuôi lợn. Với diện tích hơn 1000 m2, lúc rớt giá, ông phải bán cả nghìn con lợn hơi giá 16 ngàn đồng/kg, chịu lỗ hơn 1 tỷ đồng.

     

    Hiện nay cả gia đình người thương binh già chỉ còn ông ở nhà bán tạp hóa, tất cả đã đi nơi khác làm ăn. Mỗi tháng, gia đình ông phải trả 3 triệu tiền lãi, số vốn phải trả còn gần 500 triệu đồng.

    Hà Nam: Xót xa cảnh trại lợn bỏ trống, người nông dân phá chuồng làm thuê trả nợ

    Ông Bính: “Vợ chồng con cái giờ “tanh bành khói lửa”. Mỗi người đi một nơi để kiếm sống. Đứa miền Nam, đứa Hà Nội trước nuôi lợn giờ phải đi phụ hồ, làm công nhân. Vợ tôi đã 64 tuổi mà vẫn phải đi nấu cơm bên Malaisya. Thế đấy…”

    Hà Nam: Xót xa cảnh trại lợn bỏ trống, người nông dân phá chuồng làm thuê trả nợ

    Chuồng trại bỏ trống nhà ông Bính, máy móc đã để lâu bám đầy bụi bẩn

    Hà Nam: Xót xa cảnh trại lợn bỏ trống, người nông dân phá chuồng làm thuê trả nợ

    Cái chuồng này, trước đây là chỗ của 10 con lợn, nay là nơi an cư của 2 chú chó con.. “Què đâm may mắn”, đó là câu nói đùa của ông Trần Đình Hưng (thôn 12, Ngọc Lũ). Ông cười xòa : “Con cái đi làm hết, đợt đó có một mình, không nuôi được nhiều nên tôi may mắn lỗ vài ba chục triệu thôi”.

    Hà Nam: Xót xa cảnh trại lợn bỏ trống, người nông dân phá chuồng làm thuê trả nợ

    Ông Trần Đình Hưng: “Ở đây nông dân nuôi lợn theo kiểu tư thương, tự phát. Do đó, xã không thể hỗ trợ tiền khi chăn nuôi thua lỗ”. Nhà anh Việt cùng thôn, hai vợ chồng trẻ mới 34, 35 tuổi, dốc vốn nuôi lợn giờ cũng mất trắng. Hiện tại, một nửa trang trại đã phá dỡ, cọc bêtông, luồng… ngổn ngang. Đau lòng nhất là sắt tháo ra phải bán sắt vụn với giá 3000- 5000 đồng/ kg. Dù quá bèo bọt nhưng chẳng còn cách nào khác.

    Hà Nam: Xót xa cảnh trại lợn bỏ trống, người nông dân phá chuồng làm thuê trả nợ

    Trước đây vài bữa, khoảng đất này vẫn là chuồng trại kiên cố, tôn lạnh. Lãi chưa thấy, lỗ nặng khiến mẹ anh Việt không khỏi xót xa.

     

    Phóng viên đến khi anh Phạm Văn Việt vắng nhà, mẹ anh ngán ngẩm lắc đầu không muốn nhắc chuyện cũ. Có thể chỗ vườn phá đi sẽ trồng bưởi, một phần vẫn để đó chưa biết làm gì. Phá chuồng cũng không phải đơn giản, chi phí thuê cẩu, chôn lấp phế liệu xây dựng cũng đắt đỏ.

     

    Trò chuyện với ông Đặng Văn Cử – Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lũ, ông cho biết: “Trước đây, Ngọc Lũ có hơn 2.000 hộ dân, khoảng 1.500 hộ muôi lợn. Hiện nay chỉ còn 1/4 hộ nuôi lợn tiếp tục nhưng số lượng cũng giảm nhiều. Về phía xã cũng không khuyến khích bà con theo lợn nữa vì giá lợn thị trường vẫn thấp, rủi ro vẫn cao. Chủ yếu vận động bà con kinh doanh hoa màu…Người trong độ tuổi lao động.

    Hà Nam: Xót xa cảnh trại lợn bỏ trống, người nông dân phá chuồng làm thuê trả nợ

    Ông Đặng Văn Cử : Xã chỉ có thể hỗ trợ người dân bằng cách đề nghị ngân hàng các cấp, quỹ tín dụng thực hiện khoanh nợ, giãn nợ cho bà con. Rất nhiều gia đình vừa đầu tư chuồng trại, con giống đã lỗ nặng, không có tiền trả nợ.

     

    Kim Cúc – Hà Hiền
    Nguồn: Báo Lao động

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.