Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý giống, thức ăn chăn nuôi do Chi cục Thú y Hà Nội tổ chức ngày 27-3.
Chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội vẫn gặp nhiều khó khăn do quy mô sản xuất nhỏ lẻ.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi Cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết, TP Hà Nội có tổng đàn chăn nuôi lớn, với gần 30 triệu con gia cầm, hơn 2,25 triệu con lợn… Hiện trên địa bàn thành phố có 99 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn chăn nuôi.
Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y đã thực hiện ký cam kết với 33 cơ sở; tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại, đồng thời lấy mẫu tại 57 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Kết quả có 5 sản phẩm thức ăn chăn nuôi của 5 doanh nghiệp vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, sản xuất không đúng với tiêu chuẩn công bố. Các đơn vị thuộc Chi cục Thú y đã xử phạt vi phạm hành chính các doanh nghiệp này gần 80 triệu đồng.
Theo Chi cục Thú y, công tác quản lý trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi vẫn gặp không ít khó khăn, bất cập, nhất là đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hoạt động theo thời vụ. Công tác kiểm tra cũng còn chồng chéo giữa các ngành, đơn vị, bởi hiện nay cùng về quản lý thức ăn chăn nuôi nhưng có nhiều đơn vị cùng kiểm tra giám sát, như thanh tra, quản lý thị trường, công an… Việc xin đăng ký sản phẩm vào danh mục được phép sản xuất, thời gian chờ đợi lâu ảnh hưởng tới công tác quản lý chung của cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp. Thực tế, ngoài một số nhà máy tổ chức sản xuất cung ứng thẳng cho các đại lý, hầu hết các nhà máy cung ứng thức ăn qua hệ thống các đại lý cấp 1, cấp 2, làm đội giá thành sản phẩm.
Thời gian tới, Chi cục Thú y tiếp tục siết chặt việc quản lý giống, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố; tăng cường đào tạo bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý giống, thức ăn chăn nuôi cho cán bộ Chi cục và các Trạm Thú y trên địa bàn thành phố…
Bạch Thanh
Nguồn: Báo Hà Nội mới
- chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- Doanh nghiệp li>
- Hà Nội li>
- Chi cục Thú y Hà Nội li>
- xử phạt doanh nghiệp li>
- thức ăn kém chất lượng li> ul>
- Sunjin Vina ra mắt sản phẩm mới: Cùng 3A – Đột phá chất lượng, chăn nuôi thịnh vượng
- Ngăn chặn vận chuyển lợn trái phép qua lại biên giới Việt – Lào
- Đề xuất chính sách hỗ trợ thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi
- Đồng Nai: Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ Brasil chiếm gần 40%
- Giá lợn hơi tăng cao, người chăn nuôi vẫn dè dặt tái đàn
- LANXESS: Lợi nhuận tăng 14,5% trong Q2/2022 bất chấp thách thức
- Lời tri ân từ ILDEX 2022
- GrowMax và Báo Nông nghiệp Việt Nam: Thành lập quỹ khuyến học 8 tỷ đồng
- Giá heo hơi hôm nay 9/8: Biến động từ 1.000 – 4.000 đ/kg
- Sinh kế bền vững từ nuôi vịt theo chuỗi giá trị
Tin mới nhất
T4,10/08/2022
- Sunjin Vina ra mắt sản phẩm mới: Cùng 3A – Đột phá chất lượng, chăn nuôi thịnh vượng
- Ngăn chặn vận chuyển lợn trái phép qua lại biên giới Việt – Lào
- Đề xuất chính sách hỗ trợ thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi
- Đồng Nai: Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ Brasil chiếm gần 40%
- Giá lợn hơi tăng cao, người chăn nuôi vẫn dè dặt tái đàn
- LANXESS: Lợi nhuận tăng 14,5% trong Q2/2022 bất chấp thách thức
- Lời tri ân từ ILDEX 2022
- GrowMax và Báo Nông nghiệp Việt Nam: Thành lập quỹ khuyến học 8 tỷ đồng
- Giá heo hơi hôm nay 9/8: Biến động từ 1.000 – 4.000 đ/kg
- Sinh kế bền vững từ nuôi vịt theo chuỗi giá trị
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất