Trước tình hình các loại dịch bệnh, nhất là dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát và bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò xuất hiện ở các địa phương trong cả nước, việc siết chặt khâu giết mổ được xem là một “mắt xích” quan trọng để phòng, chống dịch, cũng như đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, với trên 430 điểm giết mổ gia súc nhỏ lẻ, việc quản lý và kiểm soát hiện gặp rất nhiều khó khăn…
Vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh
Hàng chục năm nay, điểm giết mổ heo của gia đình ông N.V.S, ở xã Đức Hiệp (Mộ Đức) là khoảnh sân nhỏ phía sau nhà, cạnh khu vực chăn nuôi, nền xi măng loang lổ. Bình quân mỗi ngày, gia đình ông S giết mổ 3 – 4 con heo, nhưng nước thải và một số chất thải được xả trực tiếp ra vườn, bốc mùi hôi thối.
Phần lớn thịt heo được bán tại các chợ trên địa bàn tỉnh đều do các điểm giết mổ nhỏ lẻ cung cấp.
Phần lớn thịt heo được bán tại các chợ trên địa bàn tỉnh đều do các điểm giết mổ nhỏ lẻ cung cấp.Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, không chỉ điểm giết mổ heo nhà ông S, mà hầu hết các điểm giết mổ gia súc nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh đều chưa đáp ứng các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như vi phạm quy định phòng chống dịch bệnh. Đó là, các điểm giết mổ nhỏ lẻ không bố trí nước vôi và thuốc khử trùng ngay tại cửa ra vào, cũng chưa chấp hành việc “kiểm soát 3 bước” trước, trong và sau giết mổ. Chủ yếu là chưa xuất trình chứng từ xuất xứ và kiểm dịch tại nguồn, chưa hợp tác với nhân viên thú y trong việc kiểm dịch và đóng dấu, cấp phiếu kiểm dịch trước khi lưu hành. Vì vậy, các cơ sở giết mổ chưa quan tâm đến việc thiết lập vùng kiểm soát, vùng an toàn, thậm chí có trường hợp “lọt” heo chết, nhiễm bệnh và không có nguồn gốc rõ ràng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công tác kiểm soát và quản lý giết mổ, mà còn tăng nguy cơ tái bùng phát và lây lan dịch bệnh.
“Vẫn còn nhiều điểm giết mổ gia súc “chui”, hoạt động không phép nằm rải rác ở một số xã, phường, tạo lỗ hổng cho các sản phẩm thịt gia súc không bảo đảm điều kiện an toàn “tuồn” ra thị trường”, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nguyễn Văn Thuận cho biết.
Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ
Nhiều năm nay, tỉnh đã có quy hoạch các khu giết mổ gia súc tập trung, nhằm “xóa” các điểm giết mổ nhỏ lẻ; tạo thuận lợi cho công tác kiểm soát thú y trước và sau khi giết mổ, hạn chế dịch bệnh phát sinh trên đàn vật nuôi… Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn tỉnh chỉ có một cơ sở giết mổ gia súc tập trung tại xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh), nhưng hoạt động cầm chừng. Nguyên nhân do trang thiết bị phục vụ hoạt động giết mổ heo chưa đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng thịt; cộng với chi phí kiểm soát giết mổ và vận chuyển cao, nên chưa thu hút được tư thương.
Trên thực tế, các điểm giết mổ nhỏ lẻ quá nhiều (5 – 6 điểm/xã), lại hoạt động vào ban đêm và sáng sớm, nên nhân viên thú y xã, phường, thị trấn không thể quán xuyến hết; chính quyền các địa phương cũng chưa quan tâm đến kiểm soát hoạt động giết mổ, nên việc quản lý còn lỏng lẻo. Trong khi đó, ngành thú y không có chức năng kiểm tra tại các chợ, công tác kiểm tra phụ thuộc vào đoàn liên ngành do chính quyền các địa phương tổ chức, nên khó phát hiện, xử lý kịp thời những trường hợp giết mổ, buôn bán, vận chuyển thịt gia súc chưa qua kiểm soát.
Để hạn chế bệnh dịch tả heo Châu Phi, cũng như các loại dịch bệnh lây lan qua việc giết mổ, trước mắt, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với chính quyền các địa phương tăng cường công tác quản lý và giám sát hoạt động giết mổ; cử cán bộ thú y hỗ trợ các điểm giết mổ kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ gia súc trước khi đưa vào giết mổ; đóng dấu kiểm soát và giám sát hoạt động giết mổ.
“Về lâu dài, tỉnh cần quan tâm đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và an ninh trật tự trong các khu dân cư, cũng như hạn chế dịch bệnh phát sinh, nhất là dịch tả heo Châu Phi”, ông Thuận đề xuất.
Bài, ảnh: THANH PHONG
Nguồn: Báo Quảng Ngãi
- ngăn chặn dịch bệnh li> ul>
- Ế trứng gà, Thái Lan tìm đường ‘giải cứu’
- Ảnh hưởng của tinh bột khẩu phần đến tiêu chảy sau cai sữa
- Anh Trung nuôi thỏ theo hướng VietGAP
- Phú Hòa (Phú Yên): Tập trung khống chế bệnh lở mồm long móng trên đàn bò
- Công ty CP Thiên Thuận Tường: Đơn vị chăn nuôi lợn hiện đại nhất tỉnh Quảng Ninh
- C.P. Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến “Phát triển tiềm năng nhà cung ứng năm 2021”
- Nova Group tham gia vào ngành thực phẩm
- Tiêu hủy 4.979 con gia cầm mắc bệnh cúm A/H5N6
- Bệnh viêm phổi màng phổi do Actinobacillus pleuropneumoniae – Mối nguy cho đàn heo thịt
- Hướng đi mới cho nghề nuôi chim cút
Tin mới nhất
T3,09/03/2021
- Chống nhiễm trùng trong trại ấp – phòng ấp và dụng cụ
- Ế trứng gà, Thái Lan tìm đường ‘giải cứu’
- Ảnh hưởng của tinh bột khẩu phần đến tiêu chảy sau cai sữa
- Anh Trung nuôi thỏ theo hướng VietGAP
- Phú Hòa (Phú Yên): Tập trung khống chế bệnh lở mồm long móng trên đàn bò
- Công ty CP Thiên Thuận Tường: Đơn vị chăn nuôi lợn hiện đại nhất tỉnh Quảng Ninh
- C.P. Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến “Phát triển tiềm năng nhà cung ứng năm 2021”
- Nova Group tham gia vào ngành thực phẩm
- Tiêu hủy 4.979 con gia cầm mắc bệnh cúm A/H5N6
- Bệnh viêm phổi màng phổi do Actinobacillus pleuropneumoniae – Mối nguy cho đàn heo thịt
- Hoàng Huyền: Bên em có cung cấp,thiết kế các sản phẩm mẫu bao bì ạ. Anh chị nào có nhu cầu li
- MINH CHÂU: CTY em chuyên cung cấp nguyên liệu SX Thức ăn chăn nuôi. Số lượng lớn. LH: 078
- MINH CHÂU: Bên em chuyên cung cấp nguyên liệu TĂCN cho các nhà máy. bắp hạt, bã nành, CGF
- Nguyễn Văn Chin: Mình cần hợp tác nuôi gà cho công ty, sdt 0899544322. Mình cần được tư vấn.
- Phạm văn thắng: Mình ở Nam Định muốn tìm mua lợn yorshire để làm nái.ko biết ở gần mình có cơ sở
- Đậu Văn Sự: Ai muốn làm đại lý alo mình. Để mình phân tích bộ sản phẩm của từng công ty cám.
- Đoàn Văn thực: Có heo giống không, anh cho em biết giá cả với
- Đoàn Văn thực: Có heo giống ko a
- Trịnh Đình thế: Mình muốn nuôi và bảo tồn loài vật này sdt: 0814918868 cám ơn
- Trịnh Đình thế: Mình muốn nuôi và bảo tồn loài vật này sdt: 0814918868
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Tập đoàn Bayer bán đơn vị kinh doanh thuốc thú y Animal Health
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Khảo nghiệm vaccine ngừa dịch tả lợn Châu Phi cho kết quả ban đầu
- Giá lợn hơi tại phía Bắc tăng từng ngày
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
- Dịch tả lợn Châu Phi: Không nên tẩy chay thịt lợn