[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – “Hồi xưa người ta nói: muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt, chuyện đó xưa rồi! Tôi nuôi vịt đã 35 năm mà có nghèo đâu. Cũng nhờ nuôi vịt mà mỗi năm tôi kiếm trên 200 triệu đồng nuôi 3 đứa con tốt nghiệp đại học ngọt xớt…”, bà Bùi Thị Xuân, 60 tuổi ngụ ấp Phú Sơn C, xã Long Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long phấn khởi nói.
Bà Trần Thị Xuân bên chuồng trại
Xuất thân trong một gia đình nghèo nông thôn, năm 23 tuổi bà cùng chồng mưu sinh bằng nhiều nghề như: nuôi vịt chạy đồng, nuôi vịt bán lấy thịt, nuôi heo…Hơn 5 năm trở lại đây, bà Xuân quyết định chuyển sang mô hình nuôi vịt đẻ lấy trứng và đã mang lại kết quả cao.
Bà Xuân cho biết nguyên nhân chọn mô hình này: “Nuôi vịt đẻ được bao tiêu toàn bộ sản phẩm trứng, được hướng dẫn kỷ thuật nuôi rất bài bản, ít bị hao hụt, vòng quay của chuồng nhanh, giá bán rất ổn định và không phải đầu tư nhiều vốn ban đầu”.
Với số vốn ban đầu khoảng 10 triệu đồng, bà nuôi 400 con vịt chuẩn bị đẻ có xuất xứ rõ ràng tại một doanh nghiệp tại Trà Vinh với giá mua 90.000 đồng/con; thấy ăn nên làm ra từ chúng, hiện nay bà đang nuôi từ 800 đến 1.000 con mỗi đợt trên diện tích xấp xỉ 80m²chuồng được làm bằng gỗ tạp. Số vịt mua về đều có khả năng sinh sản mỗi ngày. Hiện tại, cứ sau 4 ngày bà lại giao trứng một lần từ 1.800 đến 1.900 hột với giá bán 2.500 đồng/hột. Sau khi trừ hết chi phí thức ăn, bà còn lãi mỗi đợt xấp xỉ 3 triệu đồng/ lượt. Nếu tính chung cả tháng, bà Xuân đã có lãi trên 20 triệu đồng.
Theo bà Xuân, muốn nuôi vịt đẻ thành công thì cần nhiều yếu tố như: Chuồng trại phải cao ráo, thông thoáng và được khử trùng bằng vôi bột trước khi thả nuôi. Vịt đẻ mua về phải được tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ. Do loài vịt thích hợp với không khí mát nên bà đã xây dựng một bể nước có diện tích khoảng 50m², sâu 40 cm để chúng bay nhảy, tắm gội. Cách làm này giúp chúng khỏe mạnh, đẻ sai và tránh được nhiều loại dịch bệnh. Về thức ăn, bà Xuân cho vịt đẻ ăn bằng thức ăn công nghiệp pha trộn với lúa, bắp, cá tạp xay nhuyễn và một số trái cây vườn khác, từ đó vịt đẻ đều, trứng to, màu sắc đẹp. Số vịt này sau thời gian từ 12 đến 14 tháng khả năng sinh sản không cao, bà bán lại cho thương lái với giá 60.000 đồng/con và tiếp tục vòng quay chăn nuôi của mình.
Đàn vịt đẻ của bà Xuân
Ông Đinh Văn Bảo, Trưởng ấp Phú Sơn C nói với vẻ khâm phục : “Chị Xuân nuôi vịt đẻ rất thành công, nguồn lãi khá cao và ổn định mà không cần phải tốn nhiều diện tích, trứng có đến đâu thì công ty đến mua hết nên rất an tâm về đầu ra. Trong khi người ta nuôi vịt thì không hiệu quả, còn chị Xuân thì ngược lại”.
Khi đã có nguồn kinh tế ổn định, bà Xuân tự nguyên tham gia rất nhiều phong trào phúc lợi dân sinh tại địa phương như: bắc cầu, làm đường giao thông, giúp đỡ trẻ em nghèo, người già neo đơn, bệnh nhân khó khăn đang điều trị tại trung tâm y tế huyện Tam Bình và các nơi khác. Bên cạnh đó, bà còn giáo dục các con luôn giúp đỡ những người khó khăn xung quanh. Hàng năm, số tiền bà và các con ủng hộ các trường hợp khó khăn lên đến hàng chục triệu đồng.
Phan Thị Anh Thư (Cần Thơ)
- Kinh nghiệm nuôi vịt đẻ li>
- kỹ thuật nuôi vịt đẻ trứng li> ul>
- Nhu cầu tăng cao, giá thịt lợn hơi tiếp tục tăng
- Nuôi lợn vượt dịch lở mồm long móng, kiếm 200 triệu/năm
- Cứu bò mẹ bị sảy thai, nhanh động dục trở lại
- Nguy cơ bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam rất cao
- Trang trại nuôi chim công lớn nhất miền Tây
- Phúc lợi động vật và nhu cầu của người tiêu dùng
- Tập đoàn Mavin mở kho thức ăn chăn nuôi tại Tiền Giang
- Điều trị bệnh cước chân ở trâu, bò
- Bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm (Histomonosis) ở gà
- Điều kiện đảm bảo chất lượng thịt lạnh (tiếp)
Tin mới nhất
CN,17/02/2019
- Nhu cầu tăng cao, giá thịt lợn hơi tiếp tục tăng
- Giá heo hơi hôm nay 16/2: Miền Nam ghi nhận chuỗi tăng dài nhất năm
- Nuôi lợn vượt dịch lở mồm long móng, kiếm 200 triệu/năm
- Cứu bò mẹ bị sảy thai, nhanh động dục trở lại
- Nguy cơ bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam rất cao
- Trang trại nuôi chim công lớn nhất miền Tây
- Phúc lợi động vật và nhu cầu của người tiêu dùng
- Tập đoàn Mavin mở kho thức ăn chăn nuôi tại Tiền Giang
- Điều trị bệnh cước chân ở trâu, bò
- Bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm (Histomonosis) ở gà
- Đinh Văn Mau: Cách nuôi bò sinh sản hiệu quả
- Khả Tú: Cho mình xin số điện thoại lò mổ dê, bò ở Tp.HCM và Đồng Nai, Bình Duương nhé.
- Lê phúc tình: E quê thanh hóa e muốn nuôi gà nhưng vốn đầu tư chưa có, liệu c.ty mình có thể g
- Lê thị hải yến: Mình muốn tham gia tư vấn cho mình với
- Nguyen van giang: Mình cần mua vài cặp gà sao, bạn có thì alo 0335396231
- Trần Văn Tuyền: Ở đây có khóa học đào tạo về dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi không ạ?
- hoàng hạnh: sách không có hướng dẫn cách chị chí cho đàn ong ạ?
- Bùi văn tiến: Cho em hỏi nuôi 10 con bò 3b theo kiểu nuôi nhốt thì cần trồng it nhất bao nhiêu
- Tẩn Dâu Phù: Mọi người cho e hỏi Lợn mẹ nhà em vừa đẻ song thì bị lòi ra 1 đoạn tầm 5,6 cm g
- Trần trọng thường: 0393049008 mình muốn học hỏi mô hình chăn nuôi, cách chọn giống, mong bạn chỉ gi
- Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng thịt lợn
- Công ty TNHH Biển Đông DHS: Khánh thành tổ hợp sản xuất và chế biến thịt lợn công nghệ quốc tế
- Ca bệnh lâm sàng của bệnh Dịch tả heo châu phi ở một trại Trung Quốc
- Lần đầu tiên Việt Nam sản xuất thành công vacxin lở mồm long móng
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi
- Xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực mạnh ở Phú Yên
- 100 doanh nghiệp sản xuất TACN lớn nhất thế giới năm 2017
- Dịch lở mồm long móng xuất hiện ở Lào Cai
- Công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với thịt mát
- Thịt lợn Mỹ muốn gia tăng xuất khẩu vào Việt Nam