Sốt giống gia cầm: Dân bỏ heo, theo gà - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Sốt giống gia cầm: Dân bỏ heo, theo gà

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thời gian vừa qua, giá bán gia cầm tương đối cao và ổn định, người chăn nuôi gia cầm tích cực tái đàn. Song, để không tái diễn cảnh “bão giá” như đối với con heo, rất cần sự vào cuộc và cảnh báo của cơ quan chức năng; cũng như sự tỉnh táo của người chăn nuôi.

     

    Gia cầm được giá…

     

    Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, thời điểm 1/10/2017 tổng đàn gia cầm đạt 385,1 triệu con, trong đó gà đạt 297,6 triệu con, sản lượng thịt đạt trên 1 triệu tấn và sản lượng trứng đạt trên 10 tỷ quả. Trong những tháng đầu năm 2018, tình hình chăn nuôi gia cầm cả nước phát triển tốt, do dịch cúm được khống chế, thị trường tiêu thụ ổn định; thịt gà giết mổ cắt mảnh theo thị hiếu đã dần dần tiếp cận được người tiêu; đầu con tăng 5,6%; sản lượng thịt tăng 5,8%; sản lượng trứng tăng trên 10%. Giá gia cầm được ổn định người chăn nuôi có lãi.

     

    Bên cạnh đó, sản phẩm chăn nuôi gia cầm cũng đã được xuất khẩu ra thị trường khó tính và đầy tiềm năng như Nhật Bản và đang có kế hoạch mở rộng thị trường này ra một số nước khác. Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ngoài cũng đã đến thị trường Việt Nam tìm hiểu cơ hội xuất khẩu thịt gà đông lạnh sang thị trường châu Âu. Một số mặt hàng xuất khẩu truyền thống như trứng vịt muối, trứng bách thảo, trứng cút đóng hộp được người tiêu dùng của một số nước ưa chuộng đang được nhiều doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm phát huy. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi gia cầm cũng nhận thấy một thực tế trong sản xuất chăn nuôi: đó là việc chuyển đổi từ chăn nuôi heo sang chăn nuôi gia cầm do chăn nuôi heo thua lỗ kéo dài.

    Sốt giống gia cầm: Dân bỏ heo, theo gà

    Người chăn nuôi nên tỉnh táo trong thời điểm này

     

    Bỏ heo, theo gà

     

    Thực trạng này rõ nét nhất là ở tỉnh Đồng Nai. Theo thông tin từ Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, có khoảng 50% trang trại nhỏ lẻ trong tỉnh phải “treo chuồng”, bỏ nghề do thua lỗ. Trong số này, một số ít chuyển sang chăn nuôi heo thuê cho các doanh nghiệp FDI, còn phần lớn chuyển sang nuôi gà, vịt để tránh bỏ không chuồng.

     

    Giá gà ta trên thị trường vẫn ổn định ở mức cao. Cụ thể giá gà ta ở xã Bình Sơn, huyện Long Thành, nơi có đàn gà ta lớn nhất tỉnh Đồng Nai đang ở mức 50.000 – 52.000 đồng/kg (gà trống) và từ 60.000 – 62.000 đồng/kg (gà mái). Theo dự đoán, thời gian tới giá gà ta có khả năng sẽ còn tăng do nhu cầu của thị trường.

    Sau thời gian gặp khó khăn vì bị cạnh tranh gay gắt với giá thịt gia cầm đông lạnh nhập khẩu, hiện nay hoạt động chăn nuôi gia cầm, nhất là nuôi gà, đã sôi động trở lại. Bộ NN&PTNT đánh giá, đó là kết quả của quá trình chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo trang trại, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao, ngăn ngừa dịch bệnh. Số lượng trang trại chăn nuôi tăng từ hơn 9.300 trang trại năm 2013 lên gần 9.900 trang trại năm 2014; đến hết năm 2016, cả nước có khoảng 22.000 trang trại chăn nuôi.

     

    Tổng đàn gà tăng mạnh, tính đến cuối năm 2017, số lượng gà trên địa bàn tỉnh đạt hơn 19,4 triệu con, tăng gần 11% so với cuối năm 2016. Trên thực tế, số lượng tăng còn cao hơn, bởi trong 2 tháng đầu năm 2018, số lượng các hộ chuyển sang nuôi gà vẫn tiếp tục tăng.
    Theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, tình trạng người chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển từ nuôi heo sang gà, vịt là do trong khoảng nửa năm qua, giá gà, vịt ổn định và ở mức cao, người nuôi có lãi. Tuy nhiên, việc tự phát chuyển đổi sẽ khiến con gà, vịt cũng có nguy cơ rơi vào “vết xe đổ” như đã từng xảy ra với con heo. Giá heo giảm trong thời gian dài là do trước đó giá heo đột ngột tăng cao khiến người nuôi đổ xô tăng đàn. Hệ quả là cung vượt cầu nên rớt giá và cả xã hội phải chung tay giải cứu thịt heo như giữa năm 2017. Do đó, nếu người nuôi chuyển đổi ồ ạt, nguy cơ cung vượt cầu dẫn đến rớt giá có thể sẽ lại xảy ra với gà, vịt.

     

    Tại Thái Bình, Ông Quách Thước Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm và Trang trại nông nghiệp Thái Bình cho biết, thời gian vừa qua, rất nhiều hội viên của ông bỏ chuồng nuôi lợn và chuyển sang nuôi gà. Với giá gà lông màu từ 60.000 – 65.000 đồng/kg hơi thì người chăn nuôi gà vẫn có lãi. Cùng với đó, các thương lái ở chợ gia cầm Hà Vỹ thường xuyên đánh xe xuống Thái Bình mua gà nên người dân cũng yên tâm sản xuất.

     

    Trưởng phòng kinh doanh của một công ty chuyên về thức ăn chăn nuôi giãi bày với Chăn nuôi Việt Nam: Nếu không có sự quan tâm nghiêm túc của các cấp, ngành, báo chí, truyền thông, tôi thực sự lo sợ viễn cảnh người chăn nuôi gà sẽ phải giải cứu như trên con heo. Lúc ấy người chăn nuôi sẽ phải sống bằng gì? Mặc dù hiện nay con gà màu lợi nhuận rất tốt. Nhưng nhìn người chăn nuôi heo hiện nay đã quá thê thảm rồi…

     

    Giống khan, giá tăng

     

    Cơ sở chuyên sản xuất, cung ứng gà giống quy mô lớn của Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư đóng trên địa bàn xã Phước Nghĩa (huyện Tuy Phước, Bình Định) mỗi ngày cho ra lò khoảng 100.000 con gà giống 1 ngày tuổi nhưng vẫn thường xuyên cháy hàng. “Hiện gà giống đang đứng giá 17.000đ – 18.000đ/con, tăng 2.000đ – 3.000đ/con so thời điểm trước Tết Nguyên đán nhưng sản xuất ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu.

     

    Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, do hầu hết các trang trại, gia trại nuôi gà thương phẩm đồng loạt tái đàn nên khan hiếm nguồn giống. Hiện ai muốn mua gà giống phải đặt trước 30 ngày chúng tôi mới có thể cung ứng”, ông Lê Minh Dư, Giám đốc Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư, cho biết.

     

    Theo phân tích của ông Dư, nguyên nhân giá gà giống tăng mạnh là do giá gà thương phẩm trên thị trường toàn quốc vào dịp Tết vừa qua luôn ổn định ở mức cao, hầu hết người chăn nuôi gà đều có lãi lớn, nên giờ họ phấn khởi tiếp tục đầu tư tái đàn.

     

    Một sơ sở chuyên sản xuất và cung ứng gà giống quy mô lớn khác ở Bình Định là Cty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh nằm trên địa bàn xã Cát Tân (huyện Phù Cát, Bình Định) cũng đang trong tình trạng cháy hàng. Cơ sở này mỗi tuần xuất bán ra thị trường hơn 300.000 con gà giống, tăng hơn 50.000 con so với trước tết nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Ngoài cung ứng cho thị trường trong nước, gà giống của Cty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh còn cung ứng cho thị trường Campuchia.

     

    Nhà máy ấp trứng 3F Việt tại Thừa Thiên – Huế có công suất 300.000 trứng/tháng cũng đang trong tình trạng quá tải khi có các đơn đặt hàng liên tục. Hiện, các cơ sở chăn nuôi đều phải đặt hàng trước 2 tuần đơn vị mới có thể đáp ứng. Ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc kinh doanh Nhà máy ấp trứng 3F Việt thông tin, dù nguồn cung khá cao song đơn vị vẫn giữ nguyên giá bán, ưu tiên những trường hợp có đặt hàng trước. Sắp tới, nhà máy sẽ triển khai giai đoạn 2, nâng công suất lên 600.000 con/tháng, góp phần đáp ứng nhu cầu tại chỗ, giúp người chăn nuôi chủ động hơn trong lựa chọn con giống và không phải chịu sự chi phối từ các đại lý gà làm tăng giá gà giống như hiện nay.

     

    Đức Phúc

    Ông Phan Văn Lực – Tổng Thư ký Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam: Không nên chạy đua vì lợi ích trước mắt

     

    Chăn nuôi gia cầm là ngành chăn nuôi đặc biệt, tốc độ phát triển nhanh vòng quay tạo sản phẩm ngắn, đòi hỏi tính chính xác và kỹ thuật cao mới đem lại hiệu quả. Việc chuyển hướng chăn nuôi cần được giám sát chặt chẽ theo kế hoạch, quy hoạch phát triển chăn nuôi của từng địa phương, không nóng vội và tự phát.

     

    Cần tuyên truyền hướng dẫn gắn với lợi ích lâu dài và phát triển của từng lĩnh vực chăn nuôi chuyên ngành; không nên chạy đua vì lợi ích trước mắt.

     

    Cần đảm bảo an toàn dịch bệnh trong mọi tình huống, đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm, nhất là những hộ mới chuyển đổi. Đảm bảo con giống phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và từ cơ sở giống an toàn dịch bệnh.

     

    Thực hiện tốt quy trình chăn nuôi theo VietGAHP, hình thành chăn nuôi khép kín theo chuỗi hàng hóa để tạo ra sản phẩm an toàn được người tiêu dùng chấp nhận và lựa chọn. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, tăng năng suất, hiệu quả tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý. Tăng cường giám sát hệ thống giết mổ và phân phối để sản phẩm gia cầm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đến tay người tiêu dùng đáp ứng thị hiếu và giá cả hợp lý.

     

    Sản phẩm gà giết mổ, cắt mảnh hướng tới người tiêu dùng, các siêu thị, các quầy thực phẩm, các khách sạn nhà hang, các bếp ăn tập thể…Đẩy mạnh việc xuất khẩu các sản phẩm truyền thống và các sản phẩm đã được ký kết hợp đồng xuất khẩu. Thúc đẩy, mở rộng đàm phán với các đối tác tiềm năng để xuất khẩu nhiều sản phẩm gia cầm ra thị trường nước ngoài…

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.