Tận mắt xem trại heo xập xệ của doanh nghiệp "con cưng" TP.HCM
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Tận mắt xem trại heo xập xệ của doanh nghiệp “con cưng” TP.HCM

    Được giới thiệu là những cơ sở sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt với quy trình khép kín, hiện đại, hiệu quả cao… nhưng trên thực tế, khi trực tiếp vào tham quan một số điểm nuôi, trồng thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (Sagri) mới thấy được tận mắt độ “xập xệ” của cơ sở này.

     

    Đây là doanh nghiệp do em trai nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, ông Lê Tấn Hùng làm Tổng Giám đốc. Ông Hùng vừa bị Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thành Phong ra quyết định kỷ luật với hình thức khiển trách vì vi phạm về nguyên tắc kế toán, được quy định tại khoản 4 Điều 6 Luật Kế toán năm 2003.

    Tận mắt xem trại heo xập xệ của doanh nghiệp "con cưng" TP.HCM

    Được giới thiệu là cơ sở chăn nuôi hiện đại, khép kín và tự động từ hệ thống cho ăn, máng uống… nhưng khi vào bên trong, hình ảnh đập vào mắt là những trại nuôi xập xệ, các tấm bạt che chắn rách bươm…

     

    Sagri là một trong những “doanh nghiệp con cưng” của TP.HCM trong lĩnh vực nông nghiệp, sở hữu nhiều tài sản bất động sản, đất nông nghiệp với diện tích lớn… Trước đó, hồi giữa năm 2017, tại buổi giám sát của Ban Kinh tế ngân sách – HĐND TP.HCM về việc sử dụng đất công trên địa bàn thành phố, nhiều ý kiến cho rằng hàng loạt lô đất công bị doanh nghiệp này sử dụng sai mục đích, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

     

    Trong khi đó, mới đây, trong một lần đưa đại diện các cơ quan truyền thông trên địa bàn đến tham quan, giới thiệu những cơ sở sản xuất của Sagri, nhiều đại biểu ngạc nhiên trước độ “xập xệ” của doanh nghiệp này, chủ yếu là tại Xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp.

     

    Xí nghiệp Chăn nuôi heo Đồng Hiệp (ấp 3, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP.HCM) là nơi sản xuất heo giống, heo thịt với tổng đàn 14.000 con, không kể heo con theo mẹ. Cơ sở này cũng giới thiệu là sử dụng hệ thống chăn nuôi theo công nghệ cao của các nước tiên tiến như Vương quốc Đan Mạch, Bỉ, Israel…

     

    Do đó, để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho trại nuôi, các khách mời, đại biểu muốn vào thăm trại heo phải thay quần áo vô trùng, tắm và đi qua hệ thống diệt khuẩn 2 – 3 vòng… Sau một hồi giới thiệu về độ tiên tiến, hiện đại, khép kín, vô trùng… của cơ sở chăn nuôi, Ban Giám đốc cơ sở Đồng Hiệp khuyên các đại biểu “thôi đừng vào thăm làm gì!”.

     

    Tuy nhiên, phóng viên báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt và 2 đại biểu khác vẫn muốn “thị phạm” độ “hoành tráng” của cơ sở này nên xin được trực tiếp vào xem. Đại diện Sagri và Ban Giám đốc trại chăn nuôi Đồng Hiệp đồng ý cho các đại biểu vào thăm mà không cần qua bất kỳ phương pháp khử trùng, diệt khuẩn nào…

     

    Một số hình ảnh tại các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt được báo cáo là tiên tiến, hiện đại của Sagri:

    Tận mắt xem trại heo xập xệ của doanh nghiệp "con cưng" TP.HCM

    Quang cảnh xung quanh trại nuôi heo Đồng Hiệp.

    Tận mắt xem trại heo xập xệ của doanh nghiệp "con cưng" TP.HCM

    Cơ sở chăn nuôi cũ kỹ, hoen ố khắp nơi.

    Tận mắt xem trại heo xập xệ của doanh nghiệp "con cưng" TP.HCM

    Hệ thống quạt làm mát hầu hết đã không còn hoạt động. Một công nhân chăm sóc heo tại đây cho biết, phải tắm mát cho heo bằng cách thủ công, xịt nước làm mát.

    Tận mắt xem trại heo xập xệ của doanh nghiệp "con cưng" TP.HCM

    Sagri cho rằng, trại chăn nuôi Đồng Hiệp sử dụng hệ thống cho ăn tự động, hệ thống cảm ứng theo dõi và tự động cung cấp thức ăn cho heo theo nhu cầu của vật nuôi. Tuy nhiên, bên trong trại chăn nuôi, các bao cám vẫn phải mang vào đến tận chuồng, công nhân tự tay mở và đổ ra cho heo ăn.

    Tận mắt xem trại heo xập xệ của doanh nghiệp "con cưng" TP.HCM

    Trại nuôi được giới thiệu là khép kín, cách biệt hoàn toàn với môi trường xung quanh…

    Tận mắt xem trại heo xập xệ của doanh nghiệp "con cưng" TP.HCM

    Trại nuôi heo giống xập xệ, heo dễ dàng trườn ra khỏi chuồng nuôi.

    Tận mắt xem trại heo xập xệ của doanh nghiệp "con cưng" TP.HCM

    Trại nuôi được giới thiệu là khép kín, cách biệt hoàn toàn với môi trường xung quanh…

    Tận mắt xem trại heo xập xệ của doanh nghiệp "con cưng" TP.HCM

    Trại nuôi heo Đồng Hiệp cũng áp dụng chăn nuôi trên đệm lót sinh học, nuôi heo thảo mộc. Tuy nhiên, các sản phẩm này có số lượng khá hạn chế.

    Tận mắt xem trại heo xập xệ của doanh nghiệp "con cưng" TP.HCM

    Ngoài chăn nuôi heo, bò sữa… Sagri còn Trung tâm Giống Thủy sản và Cây trồng. Trong ảnh, Sagri giới thiệu dự án trồng lúa giống.

     

    Nói về việc dư luận phản ứng về vấn đề quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, ông Nguyễn Thanh Nhựt – Phó Tổng Giám đốc Sagri, cho rằng Sagri được giao quản lý, sử dụng 6.600ha đất công và đến nay, số đất này vẫn đang được quản lý, khai thác hiệu quả.

     

    Cụ thể, tại Công ty Bò sữa – doanh nghiệp thành viên của Sagri, đang quản lý đất nông, lâm nghiệp với diện tích 3.436,9ha. Một doanh nghiệp thành viên khác của Sagri là Công ty TNHH MTV Cây trồng TP.HCM đang quản lý 2.467,6ha đất nông lâm nghiệp, trong đó đất đang sản xuất là 1.951,4ha, gồm hơn 1.075ha cây trồng hàng năm như mía, dứa, mì, 876ha trồng cây lâu năm như bưởi, mít, xoài, cây kiểng và 515ha đất trồng rừng.

     

    Trung tâm Giống thủy sản và Cây trồng cũng đang quản lý 43ha để nghiên cứu, thử nghiệm, khảo nghiệm các giống mới. Bên cạnh ngành trồng trọt, Công ty Chăn nuôi và Chế biến thực phẩm Sài Gòn – doanh nghiệp thành viên ngành chăn nuôi của Sagri, cũng đang được giao quỹ đất lớn để chăn nuôi gà, heo, bò sữa…

     

    Khải Huyền
    Nguồn: Báo Dân Việt

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.