Thoát nghèo nhờ nuôi dê - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Thoát nghèo nhờ nuôi dê

    Vừa qua, giá thịt lợn giảm sâu khiến người chăn nuôi thua lỗ nên nông dân xã An Phú (huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội) chuyển sang nuôi dê. Kỹ thuật nuôi dê đơn giản lại cho hiệu quả kinh tế cao nên đã giúp nhiều hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

    Thoát nghèo nhờ nuôi dêAnh Lê Văn Tiến ở thôn Thanh Hà (xã An Phú, huyện Mỹ Đức) kiểm tra bệnh cho dê núi.

     

    Đưa chúng tôi tới thôn Thanh Hà – nơi xa nhất của xã, cán bộ văn hóa xã An Phú Trần Văn Thụ cho biết, Thanh Hà gần núi, cách trung tâm xã 5km và phải đi qua 2 xã của huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình). Ở sâu trong núi, gia đình anh Lê Văn Tiến, Trưởng thôn Thanh Hà đang nuôi đàn dê 70 con.

     

    Đàn dê thấy người lạ đua nhau kêu “be be” inh ỏi, xua tan không gian yên ắng của núi rừng. Qua câu chuyện, chúng tôi được biết, dù đã tốt nghiệp đại học nhưng anh Tiến (sinh năm 1985) đã chọn quê hương là nơi lập nghiệp. Ngoài nuôi dê, anh nuôi 5.000 con gà, 200 con vịt đẻ, hàng chục con bò, trâu và ao cá… mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. “Dê là loài sinh sản nhanh, dê cái 2 năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa 2-3 con nên người nuôi có điều kiện nhân đàn nhanh. Nuôi dê ở An Phú thuận lợi do có những dãy núi đá nên chúng tự leo trèo lên núi kiếm ăn. So với vật nuôi khác, nuôi dê hiệu quả hơn bởi không tốn công chăm sóc, chi phí thấp. Vào mùa đông, cây lá ít, gia đình cho dê ăn thêm chút cám, uống thêm nước ấm và ít muối để dê nhớ đường về” – anh Tiến chia sẻ. Hiện nay, không chỉ cung cấp dê thịt, anh Tiến còn bán dê giống và sẵn sàng giúp đỡ các hộ trong thôn về kỹ thuật, cách chăm sóc đàn dê.

     

    Thực tế cho thấy, những con dê núi “bén duyên” với mảnh đất An Phú hơn chục năm trở lại đây đã mang lại cuộc sống sung túc cho nhiều hộ dân. Theo Phó Chủ tịch UBND xã An Phú Nguyễn Mạnh Ngự, xã có diện tích hơn 2.200ha (bằng 1/10 diện tích toàn huyện Mỹ Đức), trong đó có 560ha rừng thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng Hương Sơn và 800ha rừng trồng trên những dãy núi đá vôi, nên rất thuận tiện cho việc chăn nuôi dê. Cả xã hiện có 70 hộ nuôi dê với tổng đàn khoảng 1.283 con, cho hiệu quả kinh tế cao, tập trung ở 2 thôn Thanh Hà và Đồng Chiêm.

     

    “Hiện dê núi thương phẩm ở An Phú có giá 130.000 đồng/kg. So với nuôi lợn thì nuôi dê cho hiệu quả cao hơn hẳn. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư tương đối hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển nên từ năm 2017, xã An Phú đã thoát khỏi diện xã dân tộc, miền núi đặc biệt khó khăn” – ông Ngự phấn khởi cho biết.

     

    Tuy nhiên, để tiếp sức cho các hộ phát triển chăn nuôi, ông Nguyễn Mạnh Ngự cho biết, xã đang có chính sách nhân rộng mô hình nuôi dê thông qua hỗ trợ vốn mua con giống và tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho hộ sản xuất. Ngoài hỗ trợ từ xã, mong muốn của nông dân An Phú là được sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn trong tạo liên kết “bốn nhà” (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp). Qua đó, giúp nông dân yên tâm trong chăn nuôi để thoát nghèo bền vững, đồng thời góp phần xây dựng vùng sản xuất tập trung, tạo đà cho nông nghiệp địa phương phát triển ổn định…

     

    Nguyễn Mai

    Nguồn: Báo Hà Nội Mới

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.