Tiết kiệm chi phí đáng kể khi gà thịt được cho ăn khẩu phần cơ bản bắp – nành với mức protein thấp và có bổ sung protease - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Tiết kiệm chi phí đáng kể khi gà thịt được cho ăn khẩu phần cơ bản bắp – nành với mức protein thấp và có bổ sung protease

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việc bổ sung protease phức hợp trong khẩu phần giảm dinh dưỡng được xây dựng trên các nguồn protein truyền thống hoặc thay thế đã giúp duy trì hiệu suất của gà thịt, giống như được cho ăn khẩu phần dinh dưỡng đầy đủ.

     Tiết kiệm chi phí đáng kể khi gà thịt được cho ăn khẩu phần cơ bản bắp – nành với mưc protein thấp và có bổ sung protease

    Đặt vấn đề

     

    Giá cả và chất lượng không ổn định của các nguyên liệu chính cung cấp protein được sử dụng trong thức ăn gia cầm đang buộc các nhà sản xuất và nhà làm công thức thức ăn trên toàn thế giới phải sử dụng các loại nguyên liệu rẻ tiền hơn, tuy nhiên chúng lại kém tiêu hóa hơn, như bột thịt xương, bã cải đắng, bã hướng dương và một số loại khác. Những nguyên liệu thay thế này thường có đặc tính kém, hàm lượng axit amin mất cân bằng và có thể chứa một số chất kháng dinh dưỡng bị giới hạn sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.

     

    Do giá trị dinh dưỡng thấp (tỷ lệ tiêu hóa thấp, hàm lượng chất kháng dưỡng cao), nên các nguyên liệu thay thế này thường cho năng suất kém. Hiện nay, người ta sử dụng nhiều chiến lược khác nhau nhằm cải thiện chất lượng của các nguyên liệunàyvà làm giảm tác dụng phụ của chúng lên hiệu suất chăn nuôi như các hợp chất phytogen, men vi sinh, axit hữu cơ và enzyme.

     

    Enzyme là một trong những giải pháp thường được sử dụng nhất hiện nay. Trong số các nhóm enzyme thì phytase, carbohydrase và protease được sử dụng để cải thiện khả năng tiêu hóa khoáng chất, năng lượng và protein của thức ăn.

     

    Trong số các enzyme protease thương mại, hầu hết chúng là các protease đơn, biến đổi gen, cóthể hoặckhông thể được bảo vệ để tránh bịphá hủytrong quá trình sản xuất. Một số chúng ở dạng lỏng cho các ứng dụng sau ép viên. Một số enzyme đa thành phần có chứa protease cũng có sẵn và được sử dụng rộng rãi.

     

    Trong nghiên cứu này, tác dụng của protease đa thành phần (Protease phức hợp–của Jefo Nutrition Inc., Canada) có nguồn gốc từ quá trình lên men vi khuẩn không biến đổi gen được đánh giá ở gà thịt trong hai khẩu phần ăn khác nhau. Một là khẩu phần dựa trên bắp – bã nành và một khẩu phần dựa trên bắp – nành – bột thịt xương.Protease phức hợp đã được sử dụng trên cả hai khẩu phần ăn này được điều chỉnh bằng cách gia tăng hàm lượng dinh dưỡng nhờ bổ sung protease Jefo.

     

    Phương pháp

     

    Tổng cộng có 1200 con gà trống (Ross 308) được lựa chọn ngẫu nhiên để nhận 1 trong 4 khẩu phần ăn thử nghiệm (Bảng 1 và 2) trong 35 ngày (10 lần lặp và 30 con cho mỗi lần lặp). Khẩu phần ăn của nhóm đối chứng dương (PC) (đầy đủ) được xây dựng dựa trên bắp – bã nành trong khi nhóm đối chứng âm (NC) (đầy đủ) cũng được xây dựng dựa trên bắp – bã nành nhưng một phần bã nành được thay thế bằng bã cải và bột thịtxương.

     

    Cả hai nhóm đối chứng đều được xây dựng công thức để đáp ứng các khuyến nghị về dinh dưỡng cho Ross 308. Khi sử dụng protease Jefo để gia tăng giá trị dinh dưỡng, người ta xây dựng thêm 2khẩu phần bị làm giảmdinh dưỡng khác (từ 2 khẩu phần đối chứng âmvà đối chứng dương) nhưng có bổ sung protease phức hợpvới liều 125 g / tấn. Chi phí cho mỗi đơn vị/tấn thức ăn được tính dựa trên giá nguyên liệu thức ăn hiện có ở Thái Lan tại thời điểm nghiên cứu.

     

    Các thông số được theo dõi là tăng trọng cơ thể (BWG), lượng thức ăn ăn vào (FI), tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) ở 0-7, 0-17 và 0-35 ngày và chi phí thức ăn cho mỗi đơn vị trọng lượng. Vào cuối thử nghiệm, phân gà từ cả bốn nhóm nghiệm thức được thu thập để đánh giá tỷ lệ tiêu hóa toàn phần biểu kiến (ATTD) của protein thô.

     

    Bảng 1. Thành phần và phân tích dinh dưỡng được tính toán của khẩu phần gà con (0-17 ngày)

     

    Nguyên liệu

    Nghiệm thức

    PC

    (đầy đủ)

    PC

    (giảm + P)

    NC

    (đầy đủ)

    NC

    (giảm + P)

    Bắp

    52.47

    55.83

    52.88

    56.25

    Bã nành tách vỏ (48.6% CP)

    28.74

    26.06

    24.23

    21.55

    Nành nguyên béo (35.5% CP)

    12.00

    12.00

    12.00

    12.00

    Bã cải đắng (36.3% CP)

    3.00

    3.00

    Bột xương thịt (51.3% CP)

    2.00

    2.00

    Dầu nành

    2.30

    1.51

    2.29

    1.50

    MDCP (16.9% Ca, 21.6% P)

    2.06

    2.07

    1.47

    1.48

    Đá vôi (38.7% Ca)

    1.02

    1.04

    0.72

    0.74

    Muối

    0.32

    0.32

    0.29

    0.29

    Natri bicarbonate (27% Na)

    0.20

    0.20

    0.20

    0.20

    Choline chloride (60%)

    0.05

    0.07

    0.03

    0.04

    Premix

    0.20

    0.20

    0.20

    0.20

    L-lysine

    0.14

    0.19

    0.19

    0.23

    DL-methionine

    0.25

    0.24

    0.24

    0.24

    L-threonine

    0.01

    0.01

    0.02

    Pelex dry

    0.20

    0.20

    0.20

    0.20

    Salinomycin (12%)

    0.05

    0.05

    0.05

    0.05

    Jefo protease

    0.0125

    0.0125

    Tổng số

    100.00

    100.00

    100.00

    100.00

    Giá/tấn (USD)

    448.24

    437.08

    443.52

    432.04

    Phân tích tính toán (%)

           

    ME (kcal/kg)

    3025

    3025

    3025

    3025

    Protein thô

    22.50

    22.00

    22.50

    22.00

    Calcium

    0.90

    0.90

    0.90

    0.90

    Phốt pho hữu dụng

    0.45

    0.45

    0.45

    0.45

    Lysine tiêu hóa

    1.213

    1.213

    1.213

    1.213

    Methionine tiêu hóa

    0.554

    0.554

    0.552

    0.553

    Cysteine tiêu hóa

    0.320

    0.310

    0.322

    0.311

    Methionine + cysteine tiêu hóa

    0.874

    0.874

    0.874

    0.874

    Threonine tiêu hóa

    0.754

    0.752

    0.752

    0.752

    Tryptophan tiêu hóa

    0.246

    0.237

    0.24

    0.231

    Valine tiêu hóa

    0.954

    0.934

    0.945

    0.925

    Isoleucine tiêu hóa

    0.885

    0.861

    0.856

    0.831

     

     

    Bảng 2. Thành phần và phân tích dinh dưỡng được tính toán của khẩu phần gà choai (17-35 ngày)

     

    Thành phần

    Nghiệm thức

    PC

    (đầy đủ)

    PC

    (giảm + P)

    NC

    (đầy đủ)

    NC

    (giảm + P)

    Bắp

    60.95

    64.30

    59.37

    62.73

    Bã nành tách vỏ (48.6% CP)

    24.33

    21.68

    19.73

    17.07

    Nành nguyên béo (35.5% CP)

    8.00

    8.00

    8.00

    8.00

    Bã cải đắng (36.3% CP)

    5.00

    5.00

    Bột xương thịt (51.3% CP)

    1.00

    1.00

    Dầu nành

    2.78

    1.99

    3.50

    2.72

    MDCP (16.9% Ca, 21.6% P)

    1.58

    1.59

    1.26

    1.27

    Đá vôi (38.7% Ca)

    1.03

    1.05

    0.84

    0.86

    Muối

    0.33

    0.33

    0.31

    0.31

    Natri bicarbonate (27% Na)

    0.20

    0.20

    0.20

    0.20

    Choline chloride (60%)

    0.07

    0.08

    0.03

    0.04

    Premix

    0.20

    0.20

    0.20

    0.20

    L-lysine

    0.10

    0.14

    0.14

    0.18

    DL-methionine

    0.18

    0.18

    0.17

    0.16

    L-threonine

    Pelex dry

    0.20

    0.20

    0.20

    0.20

    Salinomycin (12%)

    0.05

    0.05

    0.05

    0.05

    Jefo protease

    0.0125

    0.0125

    Tổng số

    100.00

    100.00

    100.00

    100.00

    Giá/tấn (USD)

    427.28

    415.52

    426.72

    414.40

    Phân tích tính toán (%)

           

    ME (kcal/kg)

    3100

    3100

    3100

    3100

    Protein thô

    19.50

    19.00

    19.50

    19.00

    Canxi

    0.80

    0.80

    0.80

    0.80

    Phốt pho hữu dụng

    0.36

    0.36

    0.36

    0.36

    Lysine tiêu hóa

    1.000

    1.000

    1.000

    1.000

    Methionine tiêu hóa

    0.459

    0.459

    0.450

    0.451

    Cysteine tiêu hóa

    0.291

    0.281

    0.300

    0.290

    Methionine + cysteine tiêu hóa

    0.750

    0.750

    0.750

    0.750

    Threonine tiêu hóa

    0.656

    0.640

    0.654

    0.640

    Tryptophan tiêu hóa

    0.208

    0.200

    0.207

    0.199

    Valine tiêu hóa

    0.838

    0.819

    0.834

    0.815

    Isoleucine tiêu hóa

    0.765

    0.741

    0.742

    0.718

     

     

    Kết quả

     

    Nhìn chung, ở nhóm gà được cho ăn khẩu phần đối chứng âm (đầy đủ) thì BWG giảm và FCR tăng hơn so với những gà được cho ăn khẩu phần đối chứng dương (đầy đủ). Không có sự khác biệt đáng kể nào về hiệu suất tăng trưởng tổng thể ở những gà được cho ăn với khẩu phần giảm dinh dưỡng có bổ sung protease Jefo và gà được cho ăn khẩu phần dinh dưỡng đầy đủ (Bảng 3).

     

    Cũng không có sự khác biệt nào được quan sát thấy về tỷ lệ tiêu hóa toàn phần biểu kiến của protein thô giữa các khẩu phần ăn (Hình 1).

     

    Mặc dù không có sự khác biệt về hiệu suất và tỷ lệ tiêu hóa toàn phần biểu kiến ATTD Protein thô giữa các nghiệm thức, chi phí thức ăn/ kg tăng ở gà được cho ăn khẩu phần có bổ sung protease tốt hơn đáng kể so với nhóm gà được cho ăn khẩu phần đầy đủ tương ứng (Hình 2).

     

    Bảng 3. Hiệu suất tăng trưởng của gà thịt được cho ăn với khẩu phần ăn đầy đủ hoặc khẩu phần giảm dinh dưỡng được lập công thức bằng nguồn protein truyền thống hoặc thay thế và được bổ sung có hoặc không có protease Jefo.

     

    Nghiệm thức

    0-7 ngày

    0-18 ngày

    0-35 ngày

    BWG (g)

    FI (g)

    FCR

    BWG (g)

    FI (g)

    FCR

    BWG (g)

    FI (g)

    FCR

    PC(đầy đủ)

    130.6

    134.2

    1.028b

    687.2a

    979.5

    1.425

    2594.2

    3881.3

    1.496

    PC(giảm) + P

    130.2

    134.1

    1.030b

    673.2b

    961.5

    1.428

    2559.9

    3884.6

    1.517

    NC(đầy đủ)

    127.6

    135.2

    1.060a

    671.8b

    969.0

    1.442

    2553.5

    3895.2

    1.525

    NC(giảm) + P

    127.0

    133.5

    1.051ab

    669.0b

    974.3

    1.456

    2543.2

    3897.8

    1.532

     

    Hình 1. Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần biểu kiến (ATTD) của protein thô của gà thịt được cho ăn bốn khẩu phần thử nghiệm

    PC (đầy đủ)    PC (giảm)+P     NC (đầy đủ)   NC (giảm)+P

     

    Hình 2. Chi phí thức ăn/kg tăng trọng của gà thịt được cho ăn với khẩu phần đầy đủ hoặc khẩu phần giảm được lập công thức bằng nguồn protein truyền thống hoặc thay thế và được bổ sung có hoặc không có proteasephức hợp

    PC (đầy đủ)      PC (giảm)+P      NC (đầy đủ)    NC (giảm)+P

     

    KẾT LUẬN

     

    Có thể kết luận từ nghiên cứu rằng việc sử dụng các nguồn protein thay thế trong khẩu phần ăn của gà thịt dẫn đến hiệu suất tăng trưởng kém. Tuy nhiên, việc bổ sung protease phức hợp trong khẩu phần giảm dinh dưỡng được xây dựng trên các nguồn protein truyền thống hoặc thay thế đã giúp duy trì hiệu suất của gà thịt giống như gà được cho ăn khẩu phần dinh dưỡng đầy đủ.

     

    Cuối cùng, việc sử dụng protease phức hợp có thể giúp cải thiện hiệu quả chi phí và lợi nhuận tổng thể trong sản xuất gà thịt thương phẩm đồng thời cho phép các nhà dinh dưỡng và nhà công thức làm việc linh hoạt trên nhiều nguồn nguyên liệu protein hơn.

     

    Glenmer B. Tactacan*, Kabir Chowdhury*, Supornchai Sri-Nhonghang**, và Yuwares Ruangpanit‡

    *Jefo I&D; **Jefo Thai; và Đại học Kasetsart

    1 Comment

    1. Bùi Thị Song Toàn

      Chăn nuôi để tăng thu nhập. Có giải pháp nào nuôi hiệu quả giảm chi phí mà thịt gà ngon không?

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.