VINARUHA: Nỗ lực không ngừng vì ngành Chăn nuôi gia súc lớn! - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • VINARUHA: Nỗ lực không ngừng vì ngành Chăn nuôi gia súc lớn!

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa qua, tại Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam (VINARUHA) tổ chức tổng kết 3 năm hoạt động nhiệm kỳ (2015-2020) của Hiệp hội và đưa ra  phương hướng hoạt động năm 2019.

     

    Theo PGS TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội gia súc lớn Việt Nam, năm 2018, ngành chăn nuôi gia súc lớn đạt thành tựu như sau: sản lượng thịt trâu tăng gần 1% đạt 98,9 ngàn tấn; sản lượng thịt bò tăng 2,0 % đạt 350 ngàn tấn và sữa tươi tăng khoảng 9% đạt gần 960 ngàn tấn so với cùng kỳ năm 2017; tổng đàn dê ước đạt 2,58 triệu con, tăng 25 % so với năm 2017. Bên cạnh đó, Việt Nam nhập sản phẩm thịt, sữa của ngành gia súc lớn lên tới 883 triệu USD trong năm 2018. Như vậy, có thể nói tiềm năng cho thịt, sữa gia súc lớn vẫn rất rộng,  sản phẩm trâu bò mới đáp ứng 50% nhu cầu tiêu dùng. Để hạn chế nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ và phát triển được ngành gia súc lớn trong các hệ sinh thái của nước ta, Hiệp hội gia súc lớn cần làm gì và ngành phát triển hơn, đây là nhiệm vụ khó, lớn trong bối cảnh người chăn nuôi thiếu vốn, kinh nghiệm và thiếu trong đầu tư chế biến. PGS TS Hoàng Kim Giao nhấn mạnh: “Chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá lại hoạt động, những điểm mạnh, điểm yếu để Hiệp hội phát triển mạnh hơn nữa.

    Theo TS Lê Văn Thông, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí VINARUHA, sau ngày tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ II (21/1/2015), các hoạt động của Hiệp hội đã và đang dần đi vào nề nếp, khoa học và đạt hiệu quả ngày càng cao. Hiệp hội đã báo cáo Bộ NN&PTNT về kết quả Đại hội nhiệm kỳ II (2015-2020) và hoàn thiện về tổ chức nhân sự sau Đại hội; xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác…

     

    Cùng với đó, Hiệp hội đã kiện toàn hệ thống văn bản Pháp lý của Hiệp hội như Nghị quyết đại hội 2015-2020; Bổ sung sửa đổi điều lệ; Quy chế hoạt động;  Quy chế chi tiêu nội bộ của Hiệp hội với Ban thường vụ 19 người, Ban chấp hành 90 người; 71 Chi hội trực thuộc Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam. Hiệp hội cũng xây dựng trang Web và kịp thời đưa các thông tin lên trang.

     

    Các hoạt động nổi bật của trong năm 2016, 2017 và 2018

     

    Tổ chức các hội thảo chuyên đề

     

    Năm 2016, VINARUHA phối hợp cùng Công ty Quảng cáo Minh Vi tổ chức hội thảo lần thứ nhất (ngày 25/3/2016) trong khuôn khổ ILDEX 2016 tại Trung hội chợ và triển lãm Sài Gòn SECC (số 799 Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP Hồ Chí Minh). Chủ đề: Ngành chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, chủ động sẵn sàng hội nhập ASEAN và TPP.

     

    VINARUHA phối hợp cùng PGS TS Sử Thanh Long tổ chức hội thảo quốc tế lần 2, ngày 28/6/2016, tại Trang trại giáo dục Edufarm, Hà Nội với chủ đề: “Ngành chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam chủ động và sẵn sàng hội nhập ASEAN và TPP”.

     

    Trong năm 2017, VINARUHA phối hợp với Công ty quảng cáo và triển lãm Vietfair và Hiệp hội sữa Việt nam tổ chức Hội thảo lần 3, vào ngày 2/6/2017, tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô. Chủ đề hội thảo: Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa.

     

    VINARUHA phối hợp cùng Đại học Tây Nguyên và Sở NN&PTNT Đắc Lắc tổ chức hội thảo lần thứ 4 ngày 29/7/2017 tại trường Đại học Tây Nguyên với chủ đề: Các giải pháp chính nâng cao  năng suất, chất lượng giống, khả năng sinh sản, khả năng chống bệnh ở gia súc cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

     

    Năm 2018, VINARUHA phối hợp cùng Công ty Minh Vi tổ chức Hội thảo lần thứ 5 ngày 16/3/2018 trong khuôn khổ ILDEX 2018, chủ đề :”Các giải pháp chính nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt hiệu quả và bền vững”.

     

    VINARUHA cùng Bộ môn Ngoại Sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tổ chức hội thảo lần thứ 6 vào ngày 3/10/2018, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

     

    VINARUHA phối hợp cùng văn phòng đại diện UBM Asia tổ chức Hội thảo lần thứ 7 vào ngày 19/10/2018 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng trong khuôn khổ Triển lãm VIETSTOCK 2018. Chủ đề: “Cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở Việt Nam”- Các giải pháp chính để chăn nuôi hiệu quả và bền vững.

     

    Trong các hội thảo, Hiệp hội đánh giá được tình hình, thực trạng chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam trong những năm qua; Cơ hội và thách thức trong chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam; Nêu được các giải pháp để phát triển chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam trong thời gian tới. Các địa phương, đơn vị, các trang trại tìm ra hướng đi phù hợp cho địa phương, đơn vị, trang trại của mình. Cùng với đó, Hiệp hội cũng tạo liên kết chuỗi dọc, ngang giúp chăn nuôi gia súc lớn phát triển hiệu quả, bền vững.

     

    Tư vấn cho nhiều tỉnh, thành, đơn vị về chăn nuôi gia súc lớn

     

    Hiệp hội tư vấn cho một số tỉnh, thành, đơn vị, trang trại về chăn nuôi gia súc lớn. Đặc biệt là tư vấn cho các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Thanh Hóa, Nghệ An về chăn nuôi trâu bò, dê cừu đạt hiệu quả. Riêng đối với Công ty Vinamilk, Hiệp hội đã tư vấn trong việc ứng dụng công nghệ cao trong cấy truyền phôi và TH True Milk đã thực hiện đạt thành công cao.

     

    Thực hiện các hoạt động khác như:

     

    Tham gia góp ý các dự thảo, văn bản của Chính phủ, các Bộ, Ngành, VCCI, các tỉnh và thành phố; Tư vấn, phản biện xã hội những vấn đề nóng bỏng của xã hội; Các thành viên của Hiệp hội đã tham gia chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Phát triển các chi hội, hội viên và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các tổ chức trực thuộc Hiệp hội và các thành viên Hiệp hội.

     

    Không ngừng nâng cao vị thế, uy tín của Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam để phát triển bền vững; Các thành viên trong Hiệp hội ngoài thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, cả Hiệp hội còn tham gia các hoạt động xã hội và không có những hoạt động trái với quy định của Nhà nước.

     

    Cơ chế kiêm nhiệm. Hiệp hội ký hợp đồng với  Trung tâm gia súc lớn và trả phụ cấp cho cán bộ, chuyên viên giúp việc các công việc của Hiệp hội được thông suốt từ Công tác tổ chức hành chính của Hiệp hội; Công tác Khoa học công nghệ, trang web, các báo cáo của Hiệp hội; Công tác tổ chức của Hiệp hội; Công tác tài chính của Hiệp hội; Tổ chức các Hội thảo hàng năm của Hiệp hội.

     

    Tất cả các công việc trên của Hiệp hội đều được đảm bảo đúng quy định Nhà nước, đúng mục tiêu, kế hoạch hàng năm của Hiệp hội, đảm bảo hiệu quả, thiết thực và nâng cao vị thế của Hiệp hội.

     

    Phương hướng hoạt động năm 2019

     

    Năm 2019, Hiệp hội sẽ tổ chức hội thảo chuyên đề ở hai miền. Đó là miền Nam dự kiến vào tháng 5.2019 và miền Bắc vào tháng 10/2019. Nội dung chủ yếu tập trung vào: Chăn nuôi hữu cơ; Cách Mạng 4.0 ở Việt Nam và trên thế giới; Phát triển chăn nuôi trâu theo chuỗi. Cùng với đó, Hiệp hội sẽ tổ chức hoạt động khoa học kỹ thuật như đăng ký tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với các Bộ và địa phương; Ký hợp đồng với các doanh nghiệp, trang trại về kỹ thuật, quản lý và liên kết chuỗi.

     

    Tư vấn phản biện xã hội những vấn đề nóng bỏng của xã hội và Tư vấn về phát triển chăn nuôi gia súc lớn hiệu quả, bền vững trong xu thế hội nhập CPTPP; Tham gia góp ý các dự thảo, văn bản của Chính phủ, các Bộ, ngành, VCCI và các tỉnh thành; Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất…

     

    Tìm kiếm kêu gọi liên kết, hợp tác với các Doanh nghiệp, Hội, Hiệp hội và tổ chức quốc tế. Hiệp hội sẽ hợp tác với Công ty CP Đầu tư VBBC Capital Group trong Liên kết chuỗi thức ăn thô xanh cho gia súc lớn; Hợp tác với Hiệp hội chăn nuôi Hàn Quốc.

     

    Hoạt động hiệu quả hơn, công tác Thu hội phí, mức thu Hội phí 2.000.000 đồng/hội viên tập thể/năm và 500.000 nghìn/hội viên cá nhân/năm. Phát huy cao hơn nữa hoạt động của các ban, đặc biệt thúc đẩy hoạt động của đồng đều giữa các Ban.

     

    Tiếp tục phát triển các Chi hội, Hội viên và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho các Tổ chức trực thuộc hiệp hội và các thành viên của hiệp hội. Không ngừng nâng cao vị thế, uy tín của Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam để phát  triển hiệu quả và bền vững.

     

    TÂM AN

    TS Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (ảnh):

     

    Chúc mừng kết quả của Hiệp hội; đánh giá cao các hội thảo chuyên ngành mà Hiệp hội đã tổ chức với ngành chăn nuôi gia súc lớn…; cùng với đó là những nỗ lực đóng góp của HIệp hội trong việc hoàn thiện chính sách về chăn nuôi; nhất trí cao với kế hoạch năm 2019 của Hiệp hội. TS Tống Xuân Chinh cũng đề nghị Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn và các Hiệp hội (Chăn nuôi, Dê và Thỏ, Gia cầm) cùng hợp tác với nhau sâu sắc hơn để ngành chăn nuôi vững mạnh. Cùng với đó Hiệp hội cần tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh các tiến bộ kỹ thuật của ngành gia súc lớn đến các doanh nghiệp, trang trại và người chăn nuôi hơn nữa.

     

    Bà Tô Tuệ Lang, Giám đốc công ty Bò sữa châu Á Thái Bình Dương (APDC):

     

    Việt Nam đang phát triển mạnh chăn nuôi bò sữa, nhưng với môi trường nóng ẩm  thì nuôi như nào, con giống ra sao là một vấn đề nan giải. Bò cung cấp cho nhà chăn nuôi có nhiều đẳng cấp, các mức giá nhưng nông dân vẫn chưa biết cách chọn lọc. Con giống nhập khẩu nước ngoài chưa đến nhiều với nhà chăn nuôi. Nếu con giống không tốt thì chi phí chăn nuôi sau này rất cao và mọi cố gắng không có ý nghĩa lớn. Cùng với đó, chi phí cho thuốc thú y chăn nuôi bò sữa ở nước ta còn rất cao, có sự chênh lệch rất lớn giữa các nơi và phụ thuộc nhiều vào bác sĩ thú y. Sử dụng nhiều thuốc thú y trong ảnh hưởng tới chất lượng sữa và làm giảm lợi nhuận của nhà chăn nuôi mà . Và điều này, đòi hỏi Hiệp hội gia súc lớn tăng cường hoạt động, tuyên truyền khoa học kỹ thuật hơn nữa để  người chăn nuôi có thể chọn được giống tốt, chăn nuôi có hiệu quả và bền vững.

     

    TÂM AN ghi

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.