Năm 2017 ngành Thú y được đánh giá đã phát huy tư duy giám sát chủ động phòng chống dịch bệnh, cả nước không xảy ra dịch lớn đối vật nuôi và thủy sản; dịch bệnh nguy hiểm tai xanh trên lợn không xuất hiện.
Dịch bệnh lui, công tác hỗ trợ, tạo hành lang pháp lý để các DN xuất khẩu thịt gà, thịt lợn, thủy sản… được thúc đẩy mạnh mẽ.
Khai mở những thị trường tiềm năng
Cục Thú y, Bộ NN-PTNT, cho biết, trong năm 2017, đã xúc tiến các thủ tục về pháp luật thú y để hỗ trợ DN, như Cty Bel Gà, Tập đoàn DABACO, Cty CP Việt Nam, Cty TNHH Thắng Lợi, Cty ĐTK, Cty CP Ba Huân, Cty TNHH Thanh Đức, Cty CP Rau quả Tiền Giang, Cty TNHH Trăn, cá sấu Ngọc Sơn, Cty Vinamilk, Cty TNHH Leow, Cty TNHH QL Agroresourses… có nhu cầu XK động vật và sản phẩm động vật sang thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Hong Kong, Liên bang Nga, Nhật Bản, Myanmar…
Chế biến gia cầm xuất khẩu sang Nhật tại Cty TNHH Koyu & Unitek
Đồng thời, đề nghị cơ quan có thẩm quyền về thú y của các nước trên cung cấp các yêu cầu vệ sinh thú y đối với việc XK động vật, sản phẩm động vật từ Việt Nam sang thị trường Campuchia, Lào, LB Nga, Vương quốc Anh, Ireland, Myanmar, Malaysia, Nhật Bản, EU, Ả rập Xê-út…
Cục Thú y đã thành lập đoàn công tác sang làm việc trực tiếp với Cục Thú y Myanmar nhằm hỗ trợ Cty CP Bel Gà xúc tiến việc XK trứng gà giống từ Việt Nam sang Myanmar. Sau đó Cục Thú y Myanmar đã cử đoàn thanh tra sang Việt Nam để kiểm tra tình hình thực tế để quyết định cho Cty này XK sản phẩm trứng gia cầm giống vào Myanmar.
Đối với thị trường Hàn Quốc, Cục Thú y đã gửi thư cho Trưởng cơ quan Thú y của Hàn Quốc, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam đề nghị hỗ trợ cung cấp các yêu cầu vệ sinh thú y đối với trứng gà sạch thương phẩm XK từ Việt Nam vào Hàn Quốc. Đồng thời, Cục đã tổ chức cuộc họp với một số DN có nhu cầu XK trứng gia cầm (Ba Huân, Dabaco, DTK, Cty Cổ phần Rau quả Tiền Giang… và Tham tán nông nghiệp của Đại sứ quán Hàn Quốc ở Việt Nam) để trao đổi trực tiếp các thông tin về yêu cầu vệ sinh thú y của Hàn Quốc đối với việc NK trứng gia cầm.
Hiện Cục Thú y đang phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc hỗ trợ Cty Cổ phần Rau quả Tiền Giang XK trứng cút muối sang Hàn Quốc.
Hỗ trợ đắc lực XK tôm và các sản phẩm tôm
Cục Thú y chủ động thông qua nhiều kênh khác nhau đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc hoặc không áp dụng hoặc lùi thời gian áp dụng quy định mới về kiểm dịch thú y thủy sản để hỗ trợ XK thủy sản, trong đó có tôm. Đồng thời khẩn trương triển khai xây dựng vùng nguyên liệu an toàn dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT- BNNPTNT hoặc quy định của OIE.
Phối hợp với các cơ quan liên quan ở TƯ và địa phương (các tỉnh Bạc Liêu và Bến Tre và Tập đoàn Việt Úc) tổ chức đón tiếp và làm việc với đoàn chuyên gia của cơ quan thú y có thẩm quyền của Úc sang Việt Nam khảo sát và nắm tình hình về nuôi tôm, công tác phòng, chống dịch bệnh và việc xây dựng chuỗi sản xuất tôm an toàn dịch bệnh để XK; tổ chức tập huấn DN về giám sát và các kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm đối với tôm XK sang Úc theo quy định.
Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương và Đại sứ quán Việt Nam tại Ả rập Xê-út đề nghị gỡ bỏ lệnh cấm NK tôm từ Việt Nam; cung cấp toàn bộ hồ sơ, văn bản, số liệu và thông tin để chứng minh cho phía Ả rập Xê-út rằng Chính phủ Việt Nam đã và đang áp dụng đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; việc cấm của Ả rập Xê-út là không hợp lý và sẵn sàng đón tiếp đoàn Ả rập Xê-út sang kiểm tra.
Tăng cường giám sát dịch bệnh phục vụ xuất khẩu
Cuối năm 2016, Trưởng Cơ quan Thú y của Braxin đã có thư kèm theo Bộ NN-PTNT câu hỏi đề nghị Cục Thú y Việt Nam cung cấp các thông tin, dữ liệu, văn bản để chứng minh về tình hình dịch bệnh thủy sản, năng lực hệ thống thú y thủy sản, nhất là năng lực kiểm soát, giám sát dịch bệnh thủy sản để làm cơ sở xem xét cho phép NK thủy sản từ Việt Nam.
Theo đó, Cục Thú y đã phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện đầy đủ các thông tin, cung cấp cho Cơ quan Thú y có thẩm quyền của Braxin xem xét, sớm cho phép NK tôm và các sản phẩm tôm của Việt Nam.
Cục Thú y cũng tích cực hỗ trợ XK động vật giáp xác (bao gồm tôm) sang Mê-hi-cô. Tổng cục Quản lý vệ sinh và An toàn chất lượng thực phẩm quốc gia Mê-hi-cô đã có thông báo và yêu cầu Việt Nam trả lời bộ câu hỏi liên quan đến hệ thống kiểm soát thú y đối với động vật thủy sản nói chung và sản phẩm giáp xác nói riêng. Cục Thú y đã phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị đầy đủ các thông tin để cung cấp cho cơ quan thú y có thẩm quyền của Mê-hi-cô xem xét, sớm cho phép NK các loại động vật giáp xác (bao gồm tôm) từ Việt Nam sang nước này.
Tăng cường giám sát dịch bệnh phục vụ XK
Từ tháng 8/2017, hằng tháng Cục Thú y hướng dẫn các địa phương tổ chức lấy mẫu trong 4 vòng với tổng cộng 614 mẫu tại 6 Cty ở 4 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau.
Kiểm dịch tại cửa khẩu Móng Cái
Kết quả, có 59 mẫu môi trường dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (bệnh HTGT) tương đương 15,95% mẫu môi trường; 100% mẫu tôm không phát hiện tác nhân gây bệnh HTGT; đối với bệnh đốm trắng, có 1 mẫu tôm dương tính (trong tổng số 243 mẫu tôm, 1 mẫu giáp xác) tại 1 ao nuôi với bệnh WSD, tương đương 0,41% mẫu tôm xét nghiệm; đối với bệnh đầu vàng có 243 mẫu tôm thu tại 6 cơ sở qua 4 vòng giám sát đều âm tính với bệnh đầu vàng (YHD) và bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV). Đây là cơ sở quan trọng để các DN đẩy mạnh XK động vật và sản phẩm động vật vào các thị trường trên thế giới.
Ngày 22/6/2017, Cơ quan thú y của Nhật Bản đã gửi thư cho Cục Thú y thông báo cho phép thịt gia cầm và sản phẩm thịt gia cầm chế biến của Cty TNHH Koyu & Unitek được XK sang Nhật Bản. Tính đến tháng 10/2017, Cty này đã XK được 3 lô hàng thịt gà chế biến sang thị trường Nhật Bản với tổng trọng lượng 37 tấn. Đây là dấu mốc quan trọng lần đầu tiên Việt Nam XK được thịt gà chế biến ra nước ngoài.
+ Thiệt hại nuôi trồng thủy sản giảm 44%
Tổng diện tích nuôi các loài thủy sản năm 2017 bị thiệt hại là 39.213 ha, giảm 44% so với năm 2016. Ngoài ra có khoảng trên 34.203 lồng và 1.541 bè, vèo nuôi thủy sản có thiệt hại với tỷ lệ dao động từ 1-60%.
+ Số ổ dịch LMLM giảm 4,61 lần
Năm 2017, cả nước đã xảy ra 13 ổ dịch LMLM tại 8 huyện của 4 tỉnh. So với năm 2016, số ổ dịch giảm 4,61 lần, số huyện có dịch giảm 3,5 lần, số tỉnh có dịch giảm 3 lần và số gia súc mắc bệnh giảm 1,92 lần. Hiện nay, cả nước không có dịch LMLM.
+ Tiêm phòng cho đàn chó nuôi tăng 11,6%
Trong năm 2017, có 19 tỉnh, TP báo cáo 1.095 trường hợp chó nghi mắc bệnh dại. Số chó được tiêm phòng vacxin dại đạt 3,6 triệu con, chiếm tỷ lệ 50% tổng đàn. Tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó nuôi trong cả nước tăng 11,6% so với năm 2016.
Động vật, sản phẩm động vật XK tăng mạnh
Với động vật, kiểm dịch XK: Trên 164.270 bò sát, lưỡng cư; trên 10.700 con cá sấu; trên 9.700 con mèo; trên 5.100 con khỉ; gần 1.500 con bò…
Với sản phẩm động vật, kiểm dịch XK tăng mạnh, cụ thể:
– Kiểm dịch XK lợn sữa đông lạnh sang thị trường Hồng Kông, Malaysia đạt 11.959 tấn, tăng 43,4% so với năm 2016.
– Kiểm dịch XK thịt lợn choai đông lạnh đạt 3.188 tấn, tăng gấp gần 2 lần so với năm 2016.
– Kiểm dịch XK sản phẩm gia cầm làm thực phẩm theo hình thức nhập khẩu gia công, chế biến XK đạt 10.773 tấn, tăng nhẹ so với năm 2016.
– Kiểm dịch XK trứng vịt muối đạt 12,9 triệu quả.
– Kiểm dịch XK mật ong đạt 36.386 tấn.
– Kiểm dịch XK dầu cá, bột cá làm nguyên liệu sản xuất TĂCN đạt 185.277 tấn, tăng 29,3% so với năm 2016.
– Kiểm dịch XK thức ăn cho thủy sản, chó mèo… đạt 95.292 tấn, tăng 20,8% so với năm 2016.
– Kiểm dịch da thuộc XK đạt 101.672 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2016.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám: “Năm 2017, công tác quản lý thuốc thú y, kháng sinh, chất cấm, nghiên cứu, chuyển giao sản xuất vacxin LMLM… có nhiều thành công. Việc chủ động sản xuất được vacxin LMLM không chỉ thành công về mặt khoa học mà còn giảm chi phí lớn trong việc nhập khẩu vacxin.
Theo dự báo, năm 2018, thiên tai và rào cản kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu sẽ khó khăn. Do vậy, ngành Thú y phải tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh, ATTP trước, trong và sau Tết Nguyên đán; sớm tham mưu cho Bộ NN-PTNT văn bản chỉ đạo các địa phương; tiếp tục chủ động giám sát dịch bệnh như CGC, LMLM, kiểm soát chất cấm, thuốc an thần, kháng sinh, nhất là ở các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; đồng thời mở rộng thị trường, tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ DN xuất khẩu…”.
Hưng Nguyễn
Nguồn: nongnghiep.vn
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- dịch bênh li>
- phòng ngừa dịch bệnh li> ul>
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
Tin mới nhất
T7,04/01/2025
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất