Năm 2024, mức tiêu thụ thịt lợn tại Achentina bình quân đầu người đạt mức cao kỷ lục là 17 kg/người, tăng gấp đôi so với năm 2012, khi mức trung bình chỉ là 8,6 kg.
Theo báo cáo của Sở giao dịch chứng khoán Rosario (BCR), xu hướng này phản ánh sự đánh giá cao về đặc tính dinh dưỡng, hương vị và khả năng cạnh tranh của nó so với các loại thịt khác.
Sự đa dạng hóa trong chế độ ăn uống đã cho phép thịt lợn chiếm ưu thế so với thịt bò truyền thống, vốn đã thống trị trên thị trường Achentina. Tổng mức tiêu thụ thịt (thịt bò, thịt gia cầm và thịt lợn) dự kiến ở mức 105,7 kg/người dân trong năm 2024, thấp hơn 7 kg so với mức trung bình trong 10 năm qua. Lần đầu tiên, mức tiêu thụ thịt bò (44,5 kg) sẽ ngang bằng với thịt gia cầm.
Sản xuất ngày càng tăng
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Thủy sản Achentina, sản xuất thịt lợn không chỉ đi kèm với nhu cầu tiêu dùng tăng mà còn tăng trưởng ổn định trong 14 năm. Trong 10 tháng năm 2024, sản lượng thịt lợn của Achentina đạt 655.000 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2023. Theo BCR, năm 2024 dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 785.000 tấn.
Xuất khẩu: tiềm năng chưa được khai thác
Bất chấp sự tăng trưởng về sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm thịt lợn chỉ chiếm 2% tổng sản lượng, với thị trường nội địa là thị trường chính. Việc mở cửa các thị trường quốc tế mới được coi là cơ hội quan trọng để thúc đẩy ngành hơn nữa, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế bất lợi như quý I/ 2024.
Trong lịch sử, Trung Quốc là nước mua thịt lợn chính của Achentina, nhưng vào năm 2024, nhu cầu của nước này đã giảm đáng kể do sản xuất trong nước phục hồi. Năm nay, Bờ Biển Ngà dẫn đầu nhập khẩu thịt lợn của Achentina chiếm 43% tổng lượng nhập khẩu, tiếp theo là Uruguay (21%), Trung Quốc (19%) và Georgia (13%). Tổng xuất khẩu thịt lợn của Achentina năm 2024 ước đạt 15.000 tấn.
Dự đoán
Với sản lượng ngày càng tăng và tiêu dùng nội địa cũng ngày càng tăng, ngành thịt lợn được khẳng định là nguồn thay thế quan trọng trên thị trường thịt Achentina. Tuy nhiên, để củng cố mức tăng trưởng này, các chuyên gia cảnh báo cần có các chính sách khuyến khích đầu tư, như sửa đổi thuế VAT trong ngành và loại bỏ các loại thuế gây khó khăn cho ngành thịt lợn.
Đến năm 2033, mức tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người dự kiến sẽ đạt 33 kg, gần gấp đôi mức hiện tại. Sự gia tăng này sẽ khiến thịt lợn trở thành một trong những lựa chọn quan trọng nhất trong chế độ ăn uống của người Achentina và là nhân tố chiến lược trong thương mại quốc tế.
Nguồn: Vinanet/VITIC/infopork.com
- tiêu thụ thịt lợn li>
- Lượng tiêu thụ thịt lợn li> ul>
- Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024
- Lời tri ân từ MiXscience Asia
- Premier Tech: Thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam tiến lên – “Năm mới – Tầm nhìn mới”
- Điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2024
- Inforgraphics toàn cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2024
- Chiến lược dinh dưỡng để duy trì năng suất cao cho gia súc và gia cầm trong mùa lạnh
- Hà Tĩnh: Giá lợn tăng cao, người chăn nuôi phấn khởi xuất ra thị trường Tết
- Cục Chăn nuôi đề nghị áp thuế nhập khẩu 1% cho khô dầu đậu tương
- Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô
- GS DD, TS. Nguyễn Thị Hương được bầu làm Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam
Tin mới nhất
CN,26/01/2025
- Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024
- Lời tri ân từ MiXscience Asia
- Năm Tỵ về Vĩnh Sơn xem nuôi rắn
- AChaupharm: Giải mã bệnh CRD trên gia cầm
- Premier Tech: Thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam tiến lên – “Năm mới – Tầm nhìn mới”
- Sau dịch tả lợn châu Phi (ASF) và Covid – 19: Ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam cần làm gì?
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Phản biện chính sách vì quyền, lợi ích hợp pháp của người chăn nuôi và doanh nghiệp
- Điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2024
- Inforgraphics toàn cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2024
- Chiến lược dinh dưỡng để duy trì năng suất cao cho gia súc và gia cầm trong mùa lạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất