Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) ngày 26/12 ban hành văn bản hướng dẫn 7 bước để các doanh nghiệp có thể đăng ký xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc.
Hiện nay, Cục Thú y đang chủ động, tích cực trao đổi với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để thống nhất mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu tổ yến; việc xuất khẩu tổ yến của Việt Nam chỉ có thể thực hiện được khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.
Để chuẩn bị kỹ các điều kiện, nội dung và có thể xuất khẩu được tổ yến ngay khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu, Cục Thú y đưa ra quy trình 7 bước dành cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này.
Các bước đăng ký xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc cụ thể như sau:
1. Đăng ký mã số nhà nuôi chim yến với địa phương vơi có nhà nuôi chim yến.
2. Gửi văn bản đến Cục Thú y đề nghị hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục xuất khẩu kèm theo các văn bản cần có.
3. Căn cứ đề nghị của doanh nghiệp, Cục Thú y có công văn hướng dẫn giám sát dịch bệnh, giám sát an toàn thực phẩm.
4. Sau khi có kết quả giám sát dịch bệnh và an toàn thực phẩm đạt yêu cầu, các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu với Tổng cục Hải Quan Trung Quốc theo quy định.
5. Sau khi doanh nghiệp khai báo và tải các giấy tờ theo yêu cầu lên Hệ thống quản lý đăng ký doanh nghiệp của Tổng cục Hải Quan Trung Quốc, Cục Thú y sẽ bổ sung thư xác nhận doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của Nghị định thư và gửi cho nước bạn xem xét, quyết định.
6. Kết quả đăng ký doanh nghiệp sẽ được Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo trực tiếp cho doanh nghiệp qua tài khoản doanh nghiệp đã đăng ký.
7. Doanh nghiệp được Trung Quốc chấp thuận sẽ thực hiện các thủ tục xuất khẩu tổ yến theo quy định.
Cục Thú y đề nghị các đơn vị, các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu và tổ chức thực hiện theo các quy định của Nghị định thư, chỉ đạo của Bộ NN-PTNT và hướng dẫn nêu trên.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ với Cục Thú y (Phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông, email: htqt.dahvn@gmail.com hoặc ĐT: 0243 8693605) đề được hướng dẫn và giải đáp.
Tùng Đinh
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- xuất khẩu tổ yến li> ul>
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/01/2023
- 6 điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2022
- Yên Bái: Hiệu quả mô hình vỗ béo bò thịt ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải
- Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Tiền Giang: Nhiều hoạt động sáng tạo
- Nhập khẩu bột thịt xương từ Australia tăng đột biến
Tin mới nhất
T6,27/01/2023
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Sản xuất trứng gà đông trùng hạ thảo-thảo dược: Hướng đi mới của người chăn nuôi Thủ Đô
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Thư chúc mừng Xuân Quý Mão 2023
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/01/2023
- 6 điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2022
- Yên Bái: Hiệu quả mô hình vỗ béo bò thịt ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất