Vừa qua, một số cơ sở chăn nuôi phản ánh thiếu vắc xin lở mồm long móng (LMLM) để tiêm phòng cho gia súc. Trước tình hình đó, Cục Thú y đã phản hồi như sau:
1. Đối với các loại vắc xin LMLM đã được cấp giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam:
Hiện có tổng số 29 sản phẩm vắc xin LMLM/10 nhà sản xuất của nhiều nước đã đăng ký và được cấp giấy chứng nhận lưu hành vắc xin LMLM tại Việt Nam, gồm:
– 2 Công ty VETVACO và NAVETCO của Việt Nam: Đã đăng ký sản xuất san chia, phối trộn 6 loại vắc xin LMLM của Merial thuộc Cộng hòa Pháp.
– 1 Công ty Merial của Cộng hòa Pháp: Đã đăng ký lưu hành 7 sản phẩm vắc xin LMLM.
– 1 Công ty Zoetis của Ấn Độ: Đã đăng ký lưu hành 2 sản phẩm vắc xin LMLM.
– 2 Công ty FGI-ARRIAH và Pokrov Biological Plant Joint Stock Company của Liên bang Nga: Đã đăng ký lưu hành 5 sản phẩm vắc xin LMLM.
– 1 Công ty Intervet của Hà Lan: Đã đăng ký lưu hành 4 sản phẩm vắc xin LMLM.
– 1 Công ty Biogenesis Bago của Argentina: Đã đăng ký lưu hành 1 sản phẩm vắc xin LMLM.
– 2 Công ty Lanzhou Veterinary Reseach Institute và China Agricultural Veterinary Biological Science and Technology của Trung Quốc: Đã đăng ký lưu hành 4 sản phẩm vắc xin LMLM.
Như vậy, nguồn vắc xin LMLM sẽ được nhập khẩu từ 6 nước về Việt Nam để cung cấp cho các cơ sở chăn nuôi trâu, bò, lợn khi có nhu cầu.
2. Về nhập khẩu vắc xin LMLM:
Theo quy định của Luật Thú y năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, các vắc xin LMLM đã đăng ký được phép lưu hành tại Việt Nam được các Công ty phân phối nhập khẩu theo nhu cầu với số lượng không hạn chế.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vắc xin LMLM được các Công ty chủ yếu nhập khẩu 3 loại vắc LMLM type O, type O, A và type O, A, Asia 1 từ Công ty Merial (Cộng hòa Pháp); đồng thời Công ty NAVETCO và VETVACO nhập khẩu vắc xin LMLM từ Pháp về Việt Nam để san chia liều cho phù hợp với chăn nuôi nhỏ lẻ, hoặc nhập khẩu kháng nguyên bán thành phẩm để phối trộn thành vắc xin LMLM thành phẩm.
Dự kiến đến cuối tháng 10/2017, có thêm Công ty Cổ phần Thuốc thú y AMAVET của Việt Nam nhập khẩu 500 nghìn liều vắc xin LMLM type O từ Argentina.
3. Về nguyên nhân việc cung ứng vắc xin LMLM không ổn định với các lý do sau:
Các cơ sở chăn nuôi không chủ động đăng ký mua vắc xin với Công ty kinh doanh nhập khẩu, do vậy Công ty nhập khẩu không dám nhập khẩu nhiều chủng loại từ các nước và với số lượng nhiều về Việt Nam các với lý do: Vắc xin có hạn sử dụng có khoảng 1 năm, nếu tiêu thụ không hết phải tiêu huỷ; giá vắc xin nhập khẩu còn cao; diễn biến dịch bệnh bất thường và khi có nguy cơ cao thì người chăn nuôi mới có ý định tìm mua vắc xin để tiêm phòng, khi đó các Công ty không thể đặt hàng với nhà sản xuất và làm thủ tục nhập khẩu để cung ứng kịp thời được. Thời gian đặt hàng cho nhà sản xuất vắc xin LMLM theo kế hoạch thông thường trước 01 năm do nhà sản xuất cần lên kế hoạch sản xuất, kiểm tra vắc xin LMLM đảm bảo chất lượng trước khi xuất bán.
Do vậy, người chăn nuôi phải có kế hoạch đặt mua vắc xin trước với các công ty kinh doanh nhập khẩu.
4. Về số lượng vắc xin LMLM nhập khẩu đang bảo quản và kế hoạch nhâp khẩu:
– Số lượng vắc xin LMLM của các Công ty nhập khẩu để kinh doanh (tính đến ngày 23/9/2017 theo báo cáo của các công ty):
+ Số vắc xin đang được bảo quản tại kho của của các công ty, gồm có: (1) Công ty NAVETCO có 1,3 triệu liều vắc xin type O, 350 nghìn liều vắc xin type O,A; (2) Công ty VETVACO có 500 nghìn liều vắc xintype O, A.
+ Theo kế hoạch các Công ty nhập khẩu vắc xin LMLM đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục nhập khẩu vắc xin LMLM đến cuối tháng 9/2017 là 4,6 triệu liều vắc xin LMLM type O; cuối tháng 10/2017 là 7,1 triệu liều vắc xin LMLM type O và 2 triệu liều vắc xin LMLM type O, A.
5. Về giải pháp chủ động trong thời gian tới:
– Đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vắc xin LMLM trong nước, khẩn trương triển khai thí điểm sản xuất vắc xin thương mại sử dụng các chủng vi rút LMLM lưu hành tại Việt Nam.
– Các tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia súc có nhu cầu sử dụng vắc xin LMLM tiêm phòng bệnh cho đàn gia súc cần chủ động đăng ký với các Công ty nhập khẩu, phân phối vắc xin LMLM để lập kế hoạch nhập khẩu và cung ứng vắc xin LMLM kịp thời cho người chăn nuôi.
CTV
Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- lở mồm long móng li>
- tiêm vacxin li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất