Cơ quan giám sát hạt nhân ASN của Pháp ngày 30/11 cho biết phát hiện chất phóng xạ cesium trong nấm mồng gà nhập khẩu từ Nga. Phát biểu trước Thượng viện Pháp, người đứng đầu ASN Pierre-Franck Chevet cho biết sau khi phát hiện một đám mây ô nhiễm phóng xạ từ Nga tràn sang Pháp hồi tháng 10, cơ quan này đã thắt chặt kiểm soát thực phẩm nhập khẩu từ Nga.
Ảnh minh họa
Theo ông Chevet, những thông tin mới nhất cho thấy đã phát hiện dấu vết của cesium trên nấm nhập khẩu từ Nga.
Bên cạnh đó, ông cũng cho biết nồng độ cesium này không phù hợp với những tính toán trước đó của Viện an toàn hạt nhân Pháp IRSN liên quan tới vụ ô nhiễm phóng xạ không khí mà Pháp cho là bắt nguồn từ Nga.
Vài tuần gần đây, Pháp cho nhập khẩu nhiều nấm mồng gà từ Nga. Sản phẩm hiện bày bán rộng rãi tại các siêu thị ở thủ đô Paris.
Giới chức tại Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Pháp DGCCRF hiện chưa đưa ra bình luận về vụ việc. Trong khi đó, ASN chưa cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Hôm 9/11, IRSN cho biết đã phát hiện thấy một lượng cao bất thường chất phóng xạ ruthenium 106 trong không khí tuy nhiên nồng độ này được xác định là không đe dọa tới sức khỏe con người.
Cơ quan khí tượng nhà nước Nga Roshydromet tuần trước cho biết đã đo được “mức ô nhiễm vô cùng cao” của ruthenium 106, gấp gần 1.000 lần mức thông thường, gần nhà máy tái chế năng lượng hạt nhân Mayak, miền Nam nước Nga.
Tuy nhiên, Mayak phủ nhận việc nhà máy này là nơi thải ra lượng ruthenium 106 cao đột biến.
Rosatom, công ty chủ quản của Mayak, cho biết nhà máy của họ không xảy ra sự cố nào để dẫn đến việc tăng ruthenium 106 bất thường trong không khí.
Cả cesium và ruthenium đều là các đồng vị phóng xạ nguy hiểm cho con người./.
Nguồn: TTXVN/ Vietnam+
- vệ sinh an toàn thực phẩm li>
- thịt gà nhập khẩu li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất