Vừa qua, giá thịt lợn giảm sâu khiến người chăn nuôi thua lỗ nên nông dân xã An Phú (huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội) chuyển sang nuôi dê. Kỹ thuật nuôi dê đơn giản lại cho hiệu quả kinh tế cao nên đã giúp nhiều hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Anh Lê Văn Tiến ở thôn Thanh Hà (xã An Phú, huyện Mỹ Đức) kiểm tra bệnh cho dê núi.
Đưa chúng tôi tới thôn Thanh Hà – nơi xa nhất của xã, cán bộ văn hóa xã An Phú Trần Văn Thụ cho biết, Thanh Hà gần núi, cách trung tâm xã 5km và phải đi qua 2 xã của huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình). Ở sâu trong núi, gia đình anh Lê Văn Tiến, Trưởng thôn Thanh Hà đang nuôi đàn dê 70 con.
Đàn dê thấy người lạ đua nhau kêu “be be” inh ỏi, xua tan không gian yên ắng của núi rừng. Qua câu chuyện, chúng tôi được biết, dù đã tốt nghiệp đại học nhưng anh Tiến (sinh năm 1985) đã chọn quê hương là nơi lập nghiệp. Ngoài nuôi dê, anh nuôi 5.000 con gà, 200 con vịt đẻ, hàng chục con bò, trâu và ao cá… mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. “Dê là loài sinh sản nhanh, dê cái 2 năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa 2-3 con nên người nuôi có điều kiện nhân đàn nhanh. Nuôi dê ở An Phú thuận lợi do có những dãy núi đá nên chúng tự leo trèo lên núi kiếm ăn. So với vật nuôi khác, nuôi dê hiệu quả hơn bởi không tốn công chăm sóc, chi phí thấp. Vào mùa đông, cây lá ít, gia đình cho dê ăn thêm chút cám, uống thêm nước ấm và ít muối để dê nhớ đường về” – anh Tiến chia sẻ. Hiện nay, không chỉ cung cấp dê thịt, anh Tiến còn bán dê giống và sẵn sàng giúp đỡ các hộ trong thôn về kỹ thuật, cách chăm sóc đàn dê.
Thực tế cho thấy, những con dê núi “bén duyên” với mảnh đất An Phú hơn chục năm trở lại đây đã mang lại cuộc sống sung túc cho nhiều hộ dân. Theo Phó Chủ tịch UBND xã An Phú Nguyễn Mạnh Ngự, xã có diện tích hơn 2.200ha (bằng 1/10 diện tích toàn huyện Mỹ Đức), trong đó có 560ha rừng thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng Hương Sơn và 800ha rừng trồng trên những dãy núi đá vôi, nên rất thuận tiện cho việc chăn nuôi dê. Cả xã hiện có 70 hộ nuôi dê với tổng đàn khoảng 1.283 con, cho hiệu quả kinh tế cao, tập trung ở 2 thôn Thanh Hà và Đồng Chiêm.
“Hiện dê núi thương phẩm ở An Phú có giá 130.000 đồng/kg. So với nuôi lợn thì nuôi dê cho hiệu quả cao hơn hẳn. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư tương đối hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển nên từ năm 2017, xã An Phú đã thoát khỏi diện xã dân tộc, miền núi đặc biệt khó khăn” – ông Ngự phấn khởi cho biết.
Tuy nhiên, để tiếp sức cho các hộ phát triển chăn nuôi, ông Nguyễn Mạnh Ngự cho biết, xã đang có chính sách nhân rộng mô hình nuôi dê thông qua hỗ trợ vốn mua con giống và tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho hộ sản xuất. Ngoài hỗ trợ từ xã, mong muốn của nông dân An Phú là được sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn trong tạo liên kết “bốn nhà” (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp). Qua đó, giúp nông dân yên tâm trong chăn nuôi để thoát nghèo bền vững, đồng thời góp phần xây dựng vùng sản xuất tập trung, tạo đà cho nông nghiệp địa phương phát triển ổn định…
Nguyễn Mai
Nguồn: Báo Hà Nội Mới
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- Nuôi gà ác cho nghe nhạc
- Nguyễn Văn Tám với mô hình chăn nuôi gà tự động
- Chàng trai người Thái làm giàu nhờ nuôi gà Mông đen
- Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
Tin mới nhất
T6,25/04/2025
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stres nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Tạo dựng môi trường pháp lý ổn định cho ngành thú cưng
- Giá dê tăng, người dân vẫn e dè tái đàn
- Hiệu quả nuôi vịt xiêm sử dụng thức ăn thảo dược
- Ngành chăn nuôi Việt không quá lo ngại việc Mỹ áp thuế
- Xây dựng quy trình, thủ tục rõ ràng trong tình huống dịch bệnh động vật cấp bách
- De Heus và hơn 100 nhà cung cấp chung tay “Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- Nuôi gà ác cho nghe nhạc
- Nguyễn Văn Tám với mô hình chăn nuôi gà tự động
- Chàng trai người Thái làm giàu nhờ nuôi gà Mông đen
- Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Giá dê tăng, người dân vẫn e dè tái đàn
- Trang trại bò mẫu của nông dân trẻ
- Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Lợn ăn bột chè xanh giúp tăng đề kháng, thịt thơm ngon
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất