[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mô hình chăn nuôi thỏ New Zealand theo chuỗi giá trị của anh Nguyễn Công Tùng, thôn Phúc Hải, xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là một mô hình hiệu quả không chỉ ở góc độ kinh tế cao mà còn là hình mẫu mô hình chăn nuôi thỏ.
Anh Nguyễn Công Tùng (thứ ba từ phải sang) nhận bằng khen của Trung ương Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam
Nhận thấy những tiềm năng của việc nuôi thỏ như: Dễ chăm sóc, khả năng sinh sản nhanh, thích hợp với khí hậu ở địa phương,… anh Nguyễn Công Tùng đã quyết định mua giống thỏ New Zealand để phát triển đàn. Để mở rộng quy mô chăn nuôi, anh đã đầu tư xây hệ thống chuồng trại khép kín với diện tích 2.000m2, lắp đặt hệ thống thông gió, máng nước tự động…
Theo anh Tùng, “Với ưu điểm sinh trưởng và phát triển nhanh, vóc dáng lớn, thịt thơm ngon, hấp dẫn… trung bình một con thỏ mẹ giống New Zealand một năm đẻ được từ 6-9 lứa, mỗi lứa 7-10 con. Thỏ con sau sinh, nuôi hơn 3 tháng thành thỏ thịt với trọng lượng bình quân 2,5kg/con và có thể xuất bán được nên khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh”.
Từ những con thỏ giống ban đầu, đến nay anh luôn duy trì số lượng đàn từ 3.000- 6.000 con, trong đó có trên 500 con thỏ giống; bình quân mỗi tháng, gia đình anh xuất ra thị trường khoảng 1.000-2.000 con thỏ thương phẩm, doanh thu từ 600-700 triệu đồng/năm, lợi nhuận từ 200-300 triệu/năm.
Chia sẻ về công việc của mình, anh Tùng cho biết, “Trước đây, gia đình mua cám ngoài thị trường giá cao nên đến nay tôi tự sản xuất cám để phục vụ chăn nuôi của gia đình và cung cấp cho một số anh em chăn nuôi thỏ”. Theo anh Tùng, thỏ nuôi cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chuồng nuôi phải đặt ở vị trí cao ráo và sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho thỏ trong mọi điều kiện thời tiết, thỏ không mắc bệnh.
Thời gian tới, anh Tùng sẽ cùng với anh em tìm kiếm nguồn vốn phát triển sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, sử dụng các giống tốt đáp ứng tiêu chuẩn để cung ứng từ 2.000 – 3.000 con/tháng cho thị trường. Anh cũng mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành liên quan để có điều kiện tiếp cận nguồn vốn và quỹ đất để mở rộng quy mô sản xuất, bảo đảm chuỗi liên kết sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân và cung cấp cho thị trường sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe.
Theo ông Nguyễn Huy Long, Chủ tịch Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam cho biết, “Mô hình chăn nuôi thỏ New Zealand theo chuỗi giá trị của anh Nguyễn Công Tùng là một mô hình hiệu quả, đem lại hiệu quả kinh tế cao, là hình mẫu cho mô hình chăn nuôi thỏ từ nội dung, hình thức, đối tượng, cách tổ chức sản xuất mới có giá trị cao phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu”.
Mô hình của anh Nguyễn Công Tùng không chỉ sản xuất, chăn nuôi, bán sản phẩm mà anh còn liên kết anh em nuôi thỏ, nhà hàng khách sạn trong và ngoài tỉnh chế biến, tiêu thụ thỏ. Với sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu trong nhiều năm qua, anh Nguyễn Công Tùng đã được Trung ương Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam biểu dương, khen thưởng vì đã có thành tích trong xây dựng, phát triển phong trào chăn nuôi thỏ. Phần thưởng tuy nhỏ bé, nhưng là nguồn động viên tinh thần để anh Tùng tiếp tục phấn đấu, đóng góp cho sự phát triển nghề nuôi thỏ trên địa bàn huyện Triệu Sơn, cũng như tỉnh Thanh Hóa.
Anh Nguyễn Công Tùng hiện là Chi hội trưởng Chi hội Chăn nuôi thỏ tỉnh Thanh Hóa và cũng là mô hình hội viên làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ. Để đầu tư cho phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi thỏ, mới đây anh Tùng còn thành lập Công ty TNHH ADC GOLD để sản xuất thức ăn chăn nuôi phục vụ cho người nuôi.
Trân Lâm
- chăn nuôi thỏ li> ul>
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Thoát dịch tả heo Châu Phi nhờ an toàn sinh học
- Thêm trợ lực cho người chăn nuôi heo
- Việt Nam nhập siêu khoảng 970 triệu USD các loại thịt và sản phẩm thịt trong 8 tháng đầu năm 2024
- Giá heo hơi xuất chuồng tại các thị trường lớn trên thế giới ngày 05/09/2024
- Chế biến sâu để nâng giá trị gà đồi Yên Thế
- Nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng năm 2024 trị giá trên 2,91 tỷ USD, tăng 2,2%
- Các nhà nghiên cứu cảnh báo: Một đại dịch mới có thể xuất hiện trên động vật
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/09/2024
- Gia Lai: Công ty CF Gia Lai thuê 106.000 m2 đất để nuôi heo
Tin mới nhất
T2,09/09/2024
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Thoát dịch tả heo Châu Phi nhờ an toàn sinh học
- Thêm trợ lực cho người chăn nuôi heo
- Việt Nam nhập siêu khoảng 970 triệu USD các loại thịt và sản phẩm thịt trong 8 tháng đầu năm 2024
- Giá heo hơi xuất chuồng tại các thị trường lớn trên thế giới ngày 05/09/2024
- Bộ Công Thương thực hiện cấp phép xuất, nhập khẩu và quản lý các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
- Chế biến sâu để nâng giá trị gà đồi Yên Thế
- Nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng năm 2024 trị giá trên 2,91 tỷ USD, tăng 2,2%
- Các nhà nghiên cứu cảnh báo: Một đại dịch mới có thể xuất hiện trên động vật
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/09/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất