Thời gian gần đây, anh Vũ Bá Quý ở thôn 323 xã Đỉnh Sơn, Anh Sơn (Nghệ An) liên tục có thu nhập khá nhờ nuôi hàng ngàn con gà. Bí quyết để đàn gà khỏe mạnh, ngoài việc cho ăn thức ăn đa dạng, đảm bảo chất lượng, đàn gà nhà anh Quý còn được “đeo kính”.
Trang trại của anh Vũ Bá Quý với hàng nghìn con gà thịt con nào cũng khoẻ mạnh, đẹp mã bao gồm cả gà trống, gà mái nhưng 100% số gà đều được “đeo kính” trông vừa ngộ nghĩnh, vừa lạ mắt.
Hàng nghìn con gà tại trang trại của anh Vũ bá Quý được” đeo kính” 100% rất lạ mắt.
Anh Quý cho biết: “Tôi bắt đầu công việc chăn nuôi gà thịt từ năm 2012. Khi mới bắt tay vào chăn nuôi gà tôi chưa có nhiều kinh nghiệm, lại tập trung số lượng gà lớn nên thường xuất hiện cảnh gà cắn mổ nhau khiến gà bị trọc lông vùng lưng, cổ, đầu, thậm chí gây thương tích, dễ nhiễm một số bệnh khiến gà còi cọc, chậm lớn nhìn “xấu mã”, khách hàng kén mua, giá thành giảm dẫn đến thua lỗ cũng khá”.
“Cách đây hơn 1 năm khi tôi lang thang trên mạng internet thì tình cờ xem xem được một video có người “đeo kính” cho gà để tránh gà chọi nhau, tôi liền mày mò tìm hiểu. Sau khi biết được địa chỉ tôi đặt mua 1 nghìn chiếc về áp dụng vào trang trại gà của mình” – anh Quý thông tin.
Trại gà được lát nền bê tông, thưng kín xung quanh tránh gió lùa vào mùa đông, có cửa thông gió vào mùa hè và đều sử dụng đệm lót sinh học, vừa đảm bảo môi trường vừa giúp đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt.
Anh Quý chia sẻ: “Kính cho gà tôi mua với giá dao động từ 600 đồng- 1.200 đồng/chiếc, có thể tái sử dụng 2- 3 năm nên tính ra chi phí rất nhỏ nhưng hiệu quả lại cao. Cách sử dụng kính cho gà cực kỳ đơn giản, đợi khi gà đạt trọng lượng 0,5- 0,7kg lúc này gà bắt đầu có dấu hiệu cắn mổ nhau, tôi chỉ việc đặt phần lõm của kính ôm phần trên của mỏ gà, chỉnh 2 lỗ nhỏ ở phần lõm của kính khớp với lỗ mũi của gà, dùng then nhựa hình mũi tên xuyên qua lỗ nhỏ của kính và lỗ mũi của gà để cố định kính là xong”.
Anh Quý khẳng định: “Việc đeo kính không làm ảnh hưởng đến bất kỳ sinh hoạt hàng ngày nào của con gà. Do chiếc then nhựa chỉ to bằng 1/3 lỗ mũi của gà nên không gây ảnh hưởng đến việc hô hấp, ăn uống. Đeo kính cho gà mục đích để che tầm mắt nhìn thẳng của con gà, nên gà không bao giờ chọi nhau, đuổi cắn nhau, gà phát triển rất nhanh”.
Những con gà được đeo kính phát triển khoẻ mạnh, đẹp mã nên được khách hàng ưa chuộng.
Với kinh nghiệm nuôi gà thịt lâu năm của mình, ông chủ trẻ xây dựng 2 trại gà rộng gần 500m2 trên diện tích 0,5 ha vườn. Trại gà được lát nền bê tông, thưng kín xung quanh tránh gió lùa vào mùa đông, có cửa thông gió vào mùa hè và đều sử dụng đệm lót sinh học, vừa đảm bảo môi trường vừa giúp đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt.
Bên cạnh đeo kính cho gà để có được mẫu mã gà đẹp, Quý chọn nuôi theo hướng sinh học, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nên cho thịt giai và thơm ngon. Ngoài các loại thức ăn chính là lúa, ngô, anh Quý còn bổ sung thêm các loại thức ăn khác như cỏ, côn trùng để bổ sung thêm chất dinh dưỡng.
Đeo kính cho gà mục đích để che tầm mắt nhìn thẳng của con gà, nên gà không bao giờ chọi nhau, đuổi cắn nhau, gà phát triển rất nhanh
Hiện tại trang trại anh Quý có 1.100 con gà thịt đang vào thời điểm xuất bán, mỗi năm anh nuôi 2 lứa, mỗi lứa 5-6 tháng, từ 1.000- 1.200 con. Mỗi lứa xuất bán gần 1,5 tấn gà thịt, với giá từ 90.000- 100.000 đồng/kg, mỗi năm sau khi trừ chi phí cho anh thu nhập từ 100- 150 triệu đồng.
Theo ông Đinh Viết Hạnh – Chủ tịch Hội nông dân xã Đỉnh Sơn cho biết: “Trang trại nuôi gà thịt đeo kính của anh Vũ Bá Quý ở thôn 323 là một mô hình điểm của hội nông dân xã Đỉnh Sơn, chỉ mới ở tuổi 24 nhưng anh Quý đã nhạy bén, sáng tạo trong phát triển kinh tế, giúp cho gia đình vượt qua mọi khó khăn từng bước vươn lên làm giàu ở một vùng quê nông thôn thật đáng khâm phục”.
Mỹ Hà
Nguồn: Báo Dân Việt
- nuôi gà li>
- đeo kính cho gà li>
- Nghệ An li> ul>
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất