Thông qua việc hỗ trợ hình thành các nhóm nông dân áp dụng quy trình chăn nuôi VietGAHP (nhóm GAHP) và phát triển lên theo mô hình Tổ hợp tác (THT), Hợp tác xã (HTX); hỗ trợ nâng cấp cơ sở giết mổ (CSGM) và chợ thực phẩm tươi sống (TPTS) của Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) tỉnh Lâm Ðồng đã tạo được chuỗi liên kết sản xuất gắn với thị trường, đảm bảo chất lượng, vệ sinh ATTP cho người tiêu dùng.
Chăn nuôi theo hướng GAHP đem lại lợi ích cho người chăn nuôi lẫn người tiêu dùng. Ảnh: H.Y
Trong năm vừa qua, giá heo xuống thấp và kéo dài gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi. Chính vì vậy, muốn tồn tại không còn cách nào khác phải giảm chi phí đầu vào trong chăn nuôi, nâng cao chất lượng con giống, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chăn nuôi. Sau 8 năm triển khai Dự án LIFSAP do Ngân hàng Thế giới tài trợ, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho ngành chăn nuôi Lâm Đồng, thông qua việc hỗ trợ hình thành các chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm chăn nuôi gắn với thị trường.
Theo đó, Dự án LIFSAP – khoản vay bổ sung được thực hiện từ năm 2016 – 2018 đặt ra mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi thông qua nâng cao năng suất, chất lượng, ATTP và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi theo hướng chăn nuôi sạch từ trang trại đến bàn ăn. Dự án được thực hiện tại 10 huyện và TP Đà Lạt, Bảo Lộc; trong đó có 4 vùng ưu tiên áp dụng quy trình GAHP trong chăn nuôi heo (huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh và Bảo Lâm). Qua 2 năm triển khai khoản vay bổ sung, dự án đã thiết lập, hình thành và kiện toàn, củng cố 49 nhóm GAHP đi vào hoạt động ổn định, với 758 hộ thành viên tham gia, trong đó có 26 nhóm đã hoạt động theo mô hình THT, HTX chăn nuôi VietGAHP.
Việc hỗ trợ nâng cấp các CSGM là một trong 3 mắt xích trong chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm thịt an toàn của dự án, với các hạng mục được cải thiện sau nâng cấp như: khu vực giết mổ được tách biệt giữa khu sạch và khu bẩn; công trình xử lý chất thải được lắp đặt hầm chứa, lắng, lọc và biogas đáp ứng với công suất giết mổ; các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giết mổ được hỗ trợ trang bị đảm bảo hoạt động vận hành giết mổ đúng quy trình, với khoản kinh phí hỗ trợ không hoàn lại 2.600 USD/CSGM nhỏ và 30.000 USD/CSGM tập trung. Sau 2 năm triển khai Dự án LIFSAP – từ khoản vay bổ sung, BQL Dự án LIFSAP Lâm Đồng đã hỗ trợ nâng cấp 22 CSGM nhỏ và 1 CSGM tập trung, nâng tổng số CSGM được hỗ trợ nâng cấp từ đầu dự án đến nay là 51 cơ sở tại 33 xã, phường và thị trấn, với công suất giết mổ trung bình từ 5 – 10 con heo/ngày đối với CSGM nhỏ và 120 – 150 con heo/ngày đối với CSGM tập trung. Các cơ sở giết mổ sau khi nâng cấp cơ bản đều vận hành tốt, đáp ứng các quy định về điều kiện vệ sinh thú y theo quy định. Bên cạnh đó, trong năm 2017, với sự hỗ trợ của Dự án LIFSAP có 13 CSGM đã ký hợp đồng bao tiêu tiêu thụ sản phẩm của 13 nhóm GAHP/THT tham gia dự án, từ đó giúp ổn định đầu ra cho các hộ chăn nuôi, đồng thời đảm bảo chất lượng, ATTP của sản phẩm thịt được giết mổ tại các CSGM của dự án.
Bên cạnh đó, dự án đã hỗ trợ xây dựng, nâng cấp 7 khu chợ TPTS tại các huyện, thành phố được thụ hưởng. Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Dự án LIFSAP Lâm Đồng cho biết, những hỗ trợ từ dự án đã cải thiện tích cực nhận thức, tình hình chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh sản phẩm chăn nuôi theo hướng ATTP và bảo vệ môi trường. Dự án đã và đang có tác động tốt đến cộng đồng dân cư trong việc chăn nuôi tạo ra sản phẩm sạch cho xã hội. Cách tiếp cận của dự án theo chuỗi liên kết từ đầu vào đến đầu ra là một trong những mô hình nhằm tạo sức lan tỏa tại các địa phương, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững. Trong năm 2018, dự án tiếp tục hỗ trợ thí điểm các THT xây dựng phương án kinh doanh hoàn chỉnh, để mở rộng quy mô, công nghệ chăn nuôi, xây dựng các thương hiệu sản phẩm chăn nuôi nhằm nâng cao sức cạnh tranh cũng như cung cấp ra thị trường các sản phẩm chăn nuôi an toàn theo chuỗi giá trị khép kín từ trang trại đến bàn ăn. Bên cạnh đó, cũng trong năm 2018, dự án tiếp tục hỗ trợ nâng cấp chợ TPTS Tam Bố – huyện Di Linh với quy mô nâng cấp là 49 quầy và hỗ trợ các CSGM/chợ TPTS đã được nâng cấp duy trì vận hành đảm bảo hiệu quả.
Hoàng Yến
Nguồn: Báo Lâm Đồng
- dự án LIFSAP li>
- Dự án LIFSAP lâm đồng li>
- chăn nuôi theo chuỗi li>
- chuỗi liên kết li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Chan nuoi heo