Dự án LIFSAP Lâm Đồng: Hình thành chuỗi liên kết sản xuất với thị trường - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Dự án LIFSAP Lâm Đồng: Hình thành chuỗi liên kết sản xuất với thị trường

    Thông qua việc hỗ trợ hình thành các nhóm nông dân áp dụng quy trình chăn nuôi VietGAHP (nhóm GAHP) và phát triển lên theo mô hình Tổ hợp tác (THT), Hợp tác xã (HTX); hỗ trợ nâng cấp cơ sở giết mổ (CSGM) và chợ thực phẩm tươi sống (TPTS) của Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) tỉnh Lâm Ðồng đã tạo được chuỗi liên kết sản xuất gắn với thị trường, đảm bảo chất lượng, vệ sinh ATTP cho người tiêu dùng.

    Dự án LIFSAP Lâm Đồng: Hình thành chuỗi liên kết sản xuất với thị trường

    Chăn nuôi theo hướng GAHP đem lại lợi ích cho người chăn nuôi lẫn người tiêu dùng. Ảnh: H.Y

     

    Trong năm vừa qua, giá heo xuống thấp và kéo dài gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi. Chính vì vậy, muốn tồn tại không còn cách nào khác phải giảm chi phí đầu vào trong chăn nuôi, nâng cao chất lượng con giống, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chăn nuôi. Sau 8 năm triển khai Dự án LIFSAP do Ngân hàng Thế giới tài trợ, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho ngành chăn nuôi Lâm Đồng, thông qua việc hỗ trợ hình thành các chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm chăn nuôi gắn với thị trường.

     

    Theo đó, Dự án LIFSAP – khoản vay bổ sung được thực hiện từ năm 2016 – 2018 đặt ra mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi thông qua nâng cao năng suất, chất lượng, ATTP và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi theo hướng chăn nuôi sạch từ trang trại đến bàn ăn. Dự án được thực hiện tại 10 huyện và TP Đà Lạt, Bảo Lộc; trong đó có 4 vùng ưu tiên áp dụng quy trình GAHP trong chăn nuôi heo (huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh và Bảo Lâm). Qua 2 năm triển khai khoản vay bổ sung, dự án đã thiết lập, hình thành và kiện toàn, củng cố 49 nhóm GAHP đi vào hoạt động ổn định, với 758 hộ thành viên tham gia, trong đó có 26 nhóm đã hoạt động theo mô hình THT, HTX chăn nuôi VietGAHP.

     

    Việc hỗ trợ nâng cấp các CSGM là một trong 3 mắt xích trong chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm thịt an toàn của dự án, với các hạng mục được cải thiện sau nâng cấp như: khu vực giết mổ được tách biệt giữa khu sạch và khu bẩn; công trình xử lý chất thải được lắp đặt hầm chứa, lắng, lọc và biogas đáp ứng với công suất giết mổ; các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giết mổ được hỗ trợ trang bị đảm bảo hoạt động vận hành giết mổ đúng quy trình, với khoản kinh phí hỗ trợ không hoàn lại 2.600 USD/CSGM nhỏ và 30.000 USD/CSGM tập trung. Sau 2 năm triển khai Dự án LIFSAP – từ khoản vay bổ sung, BQL Dự án LIFSAP Lâm Đồng đã hỗ trợ nâng cấp 22 CSGM nhỏ và 1 CSGM tập trung, nâng tổng số CSGM được hỗ trợ nâng cấp từ đầu dự án đến nay là 51 cơ sở tại 33 xã, phường và thị trấn, với công suất giết mổ trung bình từ 5 – 10 con heo/ngày đối với CSGM nhỏ và 120 – 150 con heo/ngày đối với CSGM tập trung. Các cơ sở giết mổ sau khi nâng cấp cơ bản đều vận hành tốt, đáp ứng các quy định về điều kiện vệ sinh thú y theo quy định. Bên cạnh đó, trong năm 2017, với sự hỗ trợ của Dự án LIFSAP có 13 CSGM đã ký hợp đồng bao tiêu tiêu thụ sản phẩm của 13 nhóm GAHP/THT tham gia dự án, từ đó giúp ổn định đầu ra cho các hộ chăn nuôi, đồng thời đảm bảo chất lượng, ATTP của sản phẩm thịt được giết mổ tại các CSGM của dự án.

     

    Bên cạnh đó, dự án đã hỗ trợ xây dựng, nâng cấp 7 khu chợ TPTS tại các huyện, thành phố được thụ hưởng. Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Dự án LIFSAP Lâm Đồng cho biết, những hỗ trợ từ dự án đã cải thiện tích cực nhận thức, tình hình chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh sản phẩm chăn nuôi theo hướng ATTP và bảo vệ môi trường. Dự án đã và đang có tác động tốt đến cộng đồng dân cư trong việc chăn nuôi tạo ra sản phẩm sạch cho xã hội. Cách tiếp cận của dự án theo chuỗi liên kết từ đầu vào đến đầu ra là một trong những mô hình nhằm tạo sức lan tỏa tại các địa phương, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững. Trong năm 2018, dự án tiếp tục hỗ trợ thí điểm các THT xây dựng phương án kinh doanh hoàn chỉnh, để mở rộng quy mô, công nghệ chăn nuôi, xây dựng các thương hiệu sản phẩm chăn nuôi nhằm nâng cao sức cạnh tranh cũng như cung cấp ra thị trường các sản phẩm chăn nuôi an toàn theo chuỗi giá trị khép kín từ trang trại đến bàn ăn. Bên cạnh đó, cũng trong năm 2018, dự án tiếp tục hỗ trợ nâng cấp chợ TPTS Tam Bố – huyện Di Linh với quy mô nâng cấp là 49 quầy và hỗ trợ các CSGM/chợ TPTS đã được nâng cấp duy trì vận hành đảm bảo hiệu quả.

     

    Hoàng Yến

    Nguồn: Báo Lâm Đồng

    1 Comment

    1. Nguyen van duong

      Chan nuoi heo

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.