Nhằm bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm, từ năm 2013 đến nay, Viện Chăn nuôi Quốc gia đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) thực hiện mô hình “Bảo tồn heo loang trắng địa phương” tại xã Ia Kly. Qua hơn 5 năm thực hiện, mô hình đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Ông Siu A Nhé cho heo ăn. Ảnh: Hồng Thương
Dẫn chúng tôi đến thăm đàn heo của các hộ tham gia mô hình, ông Huỳnh Quang Việt – cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Chư Prông – cho biết, theo kết quả nghiên cứu của Viện Chăn nuôi Quốc gia, heo loang trắng của người dân bản địa được xếp vào nhóm động vật có nguồn gen quý. Hơn nữa, đây cũng là dòng heo mắn đẻ, đẻ nhiều con, có khả năng chống chọi với các điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, heo loang trắng hiện chỉ được nuôi ở một số xã, như: Ia Kly, Ia Drăng và thị trấn Chư Prông với số lượng rất ít. Do đó, để bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm này, Viện Chăn nuôi Quốc gia đã phối hợp triển khai mô hình “Bảo tồn heo loang trắng địa phương” với sự tham gia của 10 hộ dân ở xã Ia Kly, số lượng heo là 30 con, trong đó có 10 cặp heo giống, còn lại là heo con. Hàng năm, Viện hỗ trợ từ 30 triệu đồng đến 49 triệu đồng tiền thức ăn, chi phí tập huấn, hướng dẫn bà con cách chăm sóc để bảo tồn giống heo này.
Với sự hỗ trợ về thức ăn, thuốc thú y, kỹ thuật chăm sóc của Viện Chăn nuôi Quốc gia và Trạm Khuyến nông huyện, nhiều hộ tham gia mô hình đã có thêm điều kiện để duy trì và phát triển đàn heo. Đưa chúng tôi ra khu vực nuôi heo phía sau nhà, bà Kpuih Phoc (làng Klă, xã Ia Kly) phấn khởi cho biết: “Qua 5 năm tham gia mô hình, heo giống của gia đình mình đẻ được 52 con/5 đợt. Ngoài một số heo con không may bị chết, số còn lại được mình nuôi lớn để bán. Mới đây, mình bán 2 con heo được 1,2 triệu đồng”.
Tương tự, từ 2 con heo giống khi bắt đầu tham gia mô hình, gia đình ông Siu A Nhé (làng Klă) giờ đã phát triển đàn lên 14 con. Sau khi hỗ trợ cho các con của mình một số heo con để làm vốn chăn nuôi, ông giữ lại 3 con heo giống. Ông Nhé chia sẻ: “Hoàn cảnh khó khăn nên khi được hỗ trợ thức ăn, kỹ thuật chăm sóc heo, gia đình tôi mừng lắm. Gia đình đã cố gắng chăm sóc để tăng đàn. Tuy nhiên, 2 con heo nái của gia đình đã có chửa và sắp đẻ nhưng diện tích chuồng quá chật hẹp. Đã vậy, nền chuồng và mái che bị hỏng không đảm bảo sức khỏe cho heo. Do đó, gia đình mong được hỗ trợ thêm kinh phí mua tôn để xây dựng chuồng heo nhằm đảm bảo hiệu quả chăn nuôi”.
Trao đổi với P.V, ông Lưu Hoài Hưng – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Chư Prông – cho biết, việc triển khai mô hình đã góp phần quan trọng vào bảo tồn giống heo quý của địa phương, đồng thời, giúp các hộ tham gia có thêm điều kiện chăn nuôi để tăng thu nhập. Cũng nhờ triển khai mô hình này mà số lượng heo tăng dần theo các năm, có thời điểm đạt 80 – 90 con.
Tuy nhiên, theo ông Hưng, heo loang trắng là giống hoang dã nên việc nuôi nhốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như độ thuần chủng bởi xảy ra tình trạng cận huyết. Trong khi đó, vì hoàn cảnh khó khăn, chuồng trại của nhiều hộ còn nhỏ hẹp, tạm bợ, không đảm bảo không gian cho đàn heo phát triển. Hiện Trạm đang phối hợp với chính quyền xã và các thôn, làng hướng dẫn người dân sửa chữa lại chuồng trại phù hợp với đặc tính sinh hoạt của đàn heo, đặc biệt là mở rộng diện tích để heo vừa có chỗ nghỉ đảm bảo vệ sinh vừa có không gian vận động. Đồng thời, vận động các hộ đổi heo đực để phối giống nhằm tránh cận huyết. “Trạm cũng mong Viện Chăn nuôi Quốc gia tiếp tục hỗ trợ thêm kinh phí để các hộ tham gia mô hình làm chuồng cũng như tăng nguồn thức ăn góp phần duy trì và phát triển đàn heo” – ông Hưng cho biết.
Hồng Thương
Nguồn: Bái Gia Lai
- heo loang trắng li>
- bảo tồn giống heo li>
- heo gia lai li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất