Nhờ bán 85.000 tấn sữa mà 570 hộ nông dân có thể chia nhau số tiền khoảng 1.200 tỷ đồng mỗi năm. Đó chính là câu chuyện về những người nông dân chăn bò sữa tại huyện miền núi của tỉnh Sơn La.
Buổi sáng đầu tháng 10, ánh nắng ban mai trong lành làm thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La) bừng tỉnh, xua tan đi cái se lạnh, làm tan những giọt sương mai còn đọng lại trên lá non tại những cánh đồng cỏ xanh mướt, rộng bát ngát. Đứng ngắm cô bò đang nhởn nhơ gặm cỏ sau hơn một giờ tập luyện vất vả để chuẩn bị cho đấu trường Hoa hậu bò sữa sắp tới, anh Nguyễn Tiến Mạnh, Tiểu khu Vườn Đào 2 (thị trấn Nông trường Mộc Châu) nói: “Đàn bò của tôi có tổng cộng 50 con, nhưng cũng có 1 con tôi đem đi tập luyện để tham gia phong trào thi Hoa hậu bò sữa đấy”
Anh kể, trước kia anh là công nhân dâu tằm, lương ăn theo sản phẩm, mỗi tháng chỉ được từ 700.000 đến 1 triệu đồng là cao. Thế nên, cuộc sống khi đó không đến mức đói nghèo nhưng cũng chẳng dư giả gì. Năm 30 tuổi, anh quyết định bỏ nghề về nuôi bò sữa với mong muốn cuộc sống gia đình khấm khá hơn.
Nghề nuôi bò sữa giúp người nông dân trên Mộc Châu đổi đời
Bước vào nghề nuôi bò sữa với số vốn vay mượn được, anh chỉ mua được vài con. Về sau, bò đẻ ra được đến đâu để gây đàn đến đó. Hiện tại, sau 10 năm, đàn bò đã được nhân lên 50 con với quy mô toàn bộ trang trại rộng tới 1,5ha.
Chỉ vào cánh đồng cỏ rộng bạt ngàn của gia đình, anh Mạnh chia sẻ, đàn bò sữa đã giúp gia đình anh đổi đời, cuốc sống sung túc, có của ăn của để.
Như năm ngoái, tổng lượng sữa anh bán là 160 tấn, thu về 1,8 tỷ. Trừ đi chi phí anh lãi 600 triệu đồng, đó là chưa kể hàng trăm triệu đồng tiền thưởng của công ty do chất lượng sữa của gia đình luôn đạt tiêu chuẩn loại A.
Sang đến năm nay, lượng bò cho sữa nhiều hơn nên thu nhập cũng tăng theo. Như hồi tháng 6, đàn bò của anh có tới 22 con cho sữa với sản lượng 6 tạ/ngày. Tính ra, khi ấy mỗi ngày anh đút túi 4 triệu đồng tiền lãi, một tháng cũng được 120 triệu đồng.
Chia tay anh Mạnh để ghé thăm trang trại nhà ông Thạch Văn Lỏi cách đó không xa. Đón chúng tôi, ông Lỏi – người đàn ông ước khoảng gần 60 tuổi mặc bộ đồ tây, đi giày đinh đen bóng, niềm nở chào. Trước khi mời chúng vào nhà, ông dẫn đoàn đi tham quan một vòng trang trại rộng tới 8,7ha bao gồm: trại bò, khu xử lý phân, khu ủ ướp thức ăn và cánh đồng trồng cỏ, ngô làm thức ăn cho bỏ.
Vừa đi ông vừa chia sẻ, đàn bò nhà ông hiện có 189 con, bò đang cho sữa 67 con. Ngày 2 lần vắt sữa sáng và chiều với lượng sữa lên tới 1,5 tấn.
Có những hộ gia đình thu lãi được vài tỷ đồng mỗi năm nhờ bán sữa bò
“Cứ con này nghỉ cho sữa lại đến kỳ con khác. Thay nhau như vậy nên số lượng bò cho sữa tại trang trại của tôi lúc nào cũng từ 67-70 con đều đặn”.
Ông Lỏi khoe, mỗi ngày ông có thể lãi khoảng 10 triệu đồng từ tiền bán sữa bò sau khi trừ hết chi phí. Tuy nhiên, ông còn một nguồn thu khác nữa là từ bán phân bò. Phân qua ép khô được ủ với các loại men vi sinh rồi đóng bao bán giá 2.500 đồng/kg. Tính ra, mỗi ngày ông thu thêm được 5 triệu đồng/ngày.
Sau khi tiết lộ khoản lãi lên tới 450 triệu đồng/tháng, một năm ông đút túi 5,4 tỷ đồng chưa kể số tiền được thưởng lên tới vài trăm triệu từ công ty sữa.
Ông Lõi chỉ khiêm tốn nói: “Nuôi bò sữa vất vả lắm, sáng phải dậy sớm từ hơn 4 giờ, tối cũng phải 7 giờ mới xong hết công việc. Ngày nào cũng như ngày nào, 365 ngày trong năm đều không được nghỉ. Nhưng đổi lại thì cuộc sống gia đình khấm khá hơn rất nhiều. Cũng gọi là khá giả”.
Qua trao đổi, ông Phạm Hải Nam – đại diện Mộc Châu Milk tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, cho biết, ở Nông trường hiện có 570 hộ dân chăn nuôi bò sữa và có ký hợp đồng bán sữa cho công ty.
Theo đó, tổng đàn bò sữa mà các hộ dân nuôi khoảng 24.000 con. Lượng sữa vắt ra để bán cho doanh nghiệp sữa lên tới 85.000 tấn mỗi năm, giá trị ước khoảng hơn 1.200 tỷ đồng. Đó là chưa kể hàng trăm tỷ đồng mỗi năm mà công ty chi ra để thưởng cho các hộ dân làm tốt, chấp hành đầy đủ nội quy với chất lượng sữa đạt chuẩn mà công ty đề ra.
Ông Nam cho hay, ở thị trấn Nông trường Mộc Châu, hộ nuôi ít vài chục con, hộ nuôi nhiều trên 100 con, có một số hộ nuôi với quy mô lên tới 200 con bò sữa. Thế nên, thu nhập các hộ cũng tuỳ thuộc vào số lượng bò mà mình nuôi. Tuy nhiên, hộ nuôi ít cũng được lãi được vài chục triệu, còn hộ nuôi lãi tiền tỷ, thậm chí những hộ nuôi gần 200 con mỗi năm còn thu lãi tới vài tỷ từ nuôi bò. Còn tính giá trị đàn bò thì gia đình nào cũng sở hữu tiền tỷ, bởi giá trị của một con bò sữa rất lớn.
B.Phương – T.Hiền
Nguồn: Vietnamnet
- làm giàu li>
- nuôi bò sữa li>
- Sơn La li>
- chăn bò sữa li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi bò sữa li>
- bò sữa li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất