Hội Chăn nuôi Việt Nam: Một năm nhiều dấu ấn! - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Hội Chăn nuôi Việt Nam: Một năm nhiều dấu ấn!

    [Tạp Chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2018, Hội Chăn nuôi Việt Nam đã có một năm hoạt động sôi nổi, nhiệt huyết, tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của ngành chăn nuôi nước nhà.

     

    Công tác xây dựng và phát triển tổ chức được củng cố

     

    Công tác xây dựng, phát triển tổ chức của Hội Chăn nuôi Việt  Nam (Hội) vẫn tiếp tục được củng cố và phát triển ở các cấp từ trung ương Hội đến các tỉnh, thành, chi hội, các hội viên tập thể; tiếp tục vận động phát triển thêm hội viên.

     

    Cụ thể, cơ cấu tổ chức của Hội năm 2018 như sau: Ban Chấp hành: 150 người; Ban Thường vụ: 31 người, Ban Kiểm tra: 05 người. Có 07 ban chuyên chuyên môn. Có 06 đơn vị trực thuộc gồm: 1. Văn phòng Trung ương Hội;  2. Văn phòng Đại diện Hội tại TP. Hồ Chí Minh; 3. Tạp chí KHKT Chăn nuôi (JAHST);  4. Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Chuyển giao công nghệ chăn nuôi (CAAT);  5. Đặc san chăn nuôi;  6. Viện nghiên cứu KHKT chăn nuôi Việt Nam.

     

    Hội có các đơn vị thành viên gồm có: 30 tỉnh thành Hội;  24 Chi hội trực thuộc là các doanh nghiệp, Viện nghiên cứu, trường Đại học ở hai miền Nam, Bắc.

     

    Năm  nay, có 5 tỉnh thành Hội đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ (Phú Thọ, Sóc Trăng, Cao Bằng, Hà Nội và Bình Dương). Hội cũng đã tổ chức tốt  Hội nghị Ban chấp hành đánh giá công tác năm 2017, đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2018. Hội nghị đã biểu quyết thông qua Quy chế hoạt động của Ban chấp hành và Quy chế quản lý tài chính Hội Chăn nuôi Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2022.  

     

    Hội đã xây dựng và Quyết định ban hành thực hiện Kế hoạch thu chi tài chính năm 2018 cùng Quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng cho nhiệm kỳ VI, thông qua Ban Thường vụ.

     

    Trung ương Hội kết nạp thêm: 2 hội viên doanh nghiệp và 4 hội viên cá nhân. Theo số liệu báo cáo từ các tỉnh, thành hội, chi hội, hội viên tập thể, trong năm 2018 các tỉnh thành hội đã phát triển thêm 18 tổ chức chi hội trực thuộc; kết nạp thêm 103 hội viên cá nhân và 8 hội viên tập thể….

    Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ban chấp hành lần thứ nhất nhiệm kỳ 2017-2020

     

    Tăng cường công tác thông tin, phổ biến kiến thức

     

    Tạp chí KHKT Chăn nuôi đã xuất bản và phát hành11 số Tạp chí KHKT Chăn nuôi dày 100 trang (trong đó có 8 số chuyên đề Khoa học Công, 03 số chuyên đề Sản xuất thị trường).

     

    Ấn phẩm “Chăn nuôi Việt Nam”  và Bản tin “Người nuôi tôm”  dày 60 trang, xuất bản 2 tháng/kỳ, do Trung tâm CAAT phát hành với nhiều thông tin phong phú, đa dạng, linh hoạt về nội dung, đẹp về hình thức  đáp ứng được yêu cầu người đọc và cung cấp kịp thời nhiều thông tin có ích về KHKT, sản xuất, thị trường, tiêu thụ… đã xuất bản và phát hành đều đặn được bạn đọc rất đón nhận và hoan nghênh.

     

    Hội cũng tiếp tục hợp tác với doanh nghiệp xuất bản ấn phẩm “Trang vàng ngành Chăn nuôi Việt Nam”.

     

    Hội cũng phối hợp tổ chức 04 Hội thảo khoa học về chăn nuôi lợn, gia cầm ở phía Bắc và phía Nam (mỗi hội thảo có 300-500 đại biểu dự); Phối hợp Cục chế biến và phát triển thị trường Nông sản, Cục Chăn nuôi tổ chức các Hội thảo trong khuôn khổ VIETSTOCK 2018.

    Hội Chăn nuôi Việt Nam phối hợp với BTC VIETSTOCK 2018 tổ chức Hội thảo tại Hải Dương với sự tham gia của hàng trăm trang trại, doanh nghiệp và người chăn nuôi

     

    Đại diện của Hội cũng tham gia các Hội nghị, Hội thảo khoa học liên quan đến chính sách phát triển chăn nuôi của các Bộ ngành, địa phương, tổ chức.

     

    Theo báo cáo của các tỉnh thành Hội và chi hội trực thuộc, trong 11/2018 đã tổ chức được 57 hội thảo chuyên đề, 62 lớp tập huấn quy mô từ 30 người đến trên 100 người tham dự  được các hội phối hợp tổ chức.

     

    Mỗi hội đã vận động hội viên viết và đăng trên báo, tạp chí, phát trên truyền hình địa phương các chuyên đề, tài liệu  hướng dẫn, phổ biến, kỹ thuật, mỗi hội bình quân 10 – 20 tin bài trong 11 tháng. Một số tỉnh hội cũng biên tập, xuất bản tập tin chuyên ngành theo quý.

     

    Cơ quan Văn phòng Hội đã đăng ký xin thực hiện với Ban phổ biến kiến thức Liên Hiệp hội kế hoạch 01 nhiệm vụ phổ biến kiến thức (Hội thảo khoa học) cho năm 2019

     

    Tư vấn phản biện và giám định nhiều dự án chăn nuôi

     

    Năm 2018, Hội tiếp tục triển khai thực hiện nhiều nội dung công tác về vai trò tư vấn, phản biện xã hội. Thường trực Hội và một số ủy viên thường vụ đã  tích cực tham gia góp ý kiến tại các hội nghị hoặc bằng văn bản gửi ban soạn thảo: Thẩm định Dự thảo 5 Luật chăn nuôi; Báo cáo đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2010-2020 và đến năm 2030; Tiếp tục tham gia đánh giá  thực hiện Đề án  tái cơ cấu ngành chăn nuôi; Tham gia ý kiến góp ý và thẩm định nội dung dự thảo Nghị định về sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực Nông nghiệp. Cử cán bộ tham gia và góp ý kiến nội dung điều chỉnh và xây dựng mới Bộ Tiêu chuẩn Việt Nam về thịt lợn mát, thịt lợn tươi. Ký hợp đồng với tổ chức Hiệp hội Thịt và Gia súc Úc (MLA) triển khai dự án“ Tiêu chuẩn Việt Nam Thịt bò mát”.

     

    Tháng 1/2018, Hội Chăn nuôi Việt Nam đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ  đề nghị Chính phủ xem xét, cho ý kiến về chính sách đã ban hành về nguồn vốn, cơ chế  hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chăn nuôi, Ngân hàng Nhà nước đã hướng dẫn thực hiện xong khả năng tiếp cận của một số doanh nghiệp chăn nuôi trong thời gian qua còn khá hạn chế. Ngân hàng Nhà nước đã có buổi làm việc cụ thể để xem xét tháo gỡ với đại diện Cục Chăn nuôi, Hội Chăn nuôi Việt Nam, cùng một số đại diện doanh nghiệp

     

    Hội còn tham gia dự đóng góp ý kiến một số lĩnh vực khác: Dự án tổ chức sản thịt lợn theo chuỗi giá trị áp dụng kinh nghiệm quốc tế; Thực trạng tình hình và các giải pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi; Phát triển xanh trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi;  Cơ chế phối hợp tham gia giữa các cục vụ chức năng của Bộ Nông nghiệp & PTNT với các hiệp hội ngành nghề;  Dự án “Xây dựng các mô hình ngành hàng cho một số sản phẩm chăn nuôi chủ lực phục vụ cho lập kế hoạch chiến lược và điều chỉnh chính sách của ngành chăn nuôi Việt Nam”. Tổng cộng Hội đã tham gia đóng góp ý kiến hoặc tư vấn phản biện hơn 50 vấn đề, lĩnh vực, nội dung khác nhau liên quan đến các chính sách, quy định về chăn nuôi thú y.

     

    Các Tỉnh, thành và chi hội trực thuộc theo báo cáo, trong 11 tháng bình quân mỗi nơi tham gia từ 10 đến 15 nhiệm vụ tư vấn phản biện ở các địa phương liên quan đến chăn nuôi thú y.

     

    Nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học được triển khai

     

    Cơ quan Văn phòng Hội đang triển khi nghiên cứu đề tài cấp Liên Hiệp Hội: “Nghiên cứu các giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững” trong 2 năm 2018-2019

     

    Viện nghiên cứu KHKT Chăn nuôi VN (Trực thuộc Trung ương Hội), đang xây dựng đề cương 2 đề tài nghiên cứu liên quan đến khâu giống và thức ăn chăn nuôi để đăng ký trong năm 2018 với Bộ Khoa học và công nghệ. Theo báo cáo, có 16 tỉnh, thành hội đang phối hợp thực hiện 29 nhiệm vụ khoa học các cấp được giao.

     

    Tích cực trong đối ngoại và hợp tác quốc tế

     

    Hội quan hệ tốt các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế và tham gia một số triển lãm, hội nghị, hội thảo về chăn nuôi quốc tế như VICTAM diễn ra ở Thái Lan tháng 3/2018, ILDEX ở TP Hồ Chí Minh tháng 4/2018.

     

    Hội cũng hợp tác với Công ty UBM Asia để bảo trợ thông tin, cùng tham gia tổ chức VIESTOCK 2018 tháng 10/2018 ở TP Hồ Chí Minh. Cùng với đó, Hội tổ chức gian hàng độc lập, phối hợp chủ trì 1 cuộc hội thảo lớn với 300 đại biểu tham dự; tham gia hội đồng giám định đánh giá mức độ hoàn thành các tiêu chí của Ban Tổ chức yêu cầu đối với 29 Doanh nghiệp, Tổ chức được lựa chọn để trao giải tiêu biểu các mặt tại Triển lãm. Tổ chức và chủ trì Hội nghị bàn tròn (trong khuôn khổ VIETSTOCK 2018) chia sẻ thông tin với Hiệp hội chăn nuôi thú y, Thức ăn chăn nuôi, Nông dân của các nước Đông Nam Á.

    Gian hàng độc lập của Hội Chăn nuôi Việt Nam tại Triển lãm Quốc tế về Chăn nuôi và Chế biến thịt VIETSTOCK 2018

     

    Hội chủ trì, tập hợp các nhà khoa học, quản lý đăng ký báo cáo và tích cực chuẩn bị các điều kiện thành lập đoàn có 12 nhà khoa học, quản lý tham gia Hội nghị Khoa học và sản xuất chăn nuôi Á Úc lần thứ 18, tại Malaysia từ 1 đến 5 tháng 8/2018 và tham gia cuộc họp Ban chấp hành Hiệp hội AAAP lần thứ 18 cùng thời gian.

     

    Hội chủ trì thực hiện dự án do Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội tài trợ, tổ chức đoàn tham quan 14 người tìm hiểu về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi tại Đan Mạch.

     

    Dự kiến nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng đầu năm 2019

     

    Hội Chăn nuôi Việt Nam dự kiến Tổ chức cuộc họp ban Thường vụ thường kỳ và Hội nghị BCH Hội năm 2019 (Dự kiến tháng 4/2019); Tiếp tục vận động phát triển hội viên và tổ chức Hội ở các cấp.

     

    Tiếp tục tham gia các nội dung công tác tư vấn, phản biện theo chương trình và các hoạt động phát sinh trong 6 tháng (trọng tâm là tham gia ý kiến các văn bản hướng dẫn dưới luật cho Luật Chăn nuôi đã được Quốc Hội thông qua); Chương trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi điều chỉnh và một số chính sách, văn bản có liên quan đến chăn nuôi của các bộ ngành.

     

    Tiếp tục thực hiện xuất bản, phát hành đủ 6 số Tạp chí KHKT và các số Chăn nuôi Việt Nam và bản tin “Người nuôi tôm” theo kế hoạch đã đề ra.

     

    Triển khai tổ chức thực hiện theo tiến độ các nội dung trong năm 2019 của đề tài “Nghiên cứu các giải pháp để phát triển chăn nuôi bền vững” đã ký hợp đồng với Liên Hiệp các Hội KHKT Việt Nam; Hoàn thành việc thành lập “Ban soạn thảo” và đề cương xây dựng tiêu chuẩn thịt bò mát, triển khai các bước theo lộ trình trong 6 tháng đầu năm 2019. Tiếp tục thực hiện các chương trình về hợp tác quốc tế,  tiếp xúc, làm việc với một số tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đến làm việc tìm hiểu thông tin và cơ hội hợp tác, đầu tư.

    Thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam thăm trang trại chăn nuôi lợn tự động của hội viên Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Hải Dương tại huyện Bình Giang, Hải Dương

    UYÊN LINH

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Ngô Thị Phương
  • Xin giá ạ

  • Diệp thị bich
  • 0988952608

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.