[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhằm nâng cao vai trò, tầm ảnh hưởng trong quá trình hoạt động của các Hội Chăn nuôi Thú y phía Bắc, Hội Chăn nuôi Việt Nam đã tiến hành tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động Hội lần thứ nhất, năm 2024 với mục đích trao đổi, đánh giá công tác, một số hoạt động của các tổ chức Hội cũng như trao đổi kinh nghiệm về cách thức hoạt động Hội.
Hội nghị được tổ chức ngày 19/6/2024, tại Thái Nguyên, Hội Chăn nuôi Việt Nam chủ trì phối hợp với ban lãnh đạo Hội Chăn nuôi Thú ý tỉnh Thái Nguyên. Tham dự hội nghị có đại diện Hội Chăn nuôi Thú y các tỉnh phía Bắc như: Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng; đại diện Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng một số doanh nghiệp ngành chăn nuôi.
TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam chia sẻ tại hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết: “Ngành chăn nuôi sau nhiều năm phát triển đã đi đến điểm thắt. Chưa bao giờ ngành chăn nuôi khó khăn và cần sự chia sẻ của Nhà nước như hiện tại, đặc biệt là sau khi hội nhập. Chính vì thế, Hội mong muốn các Hội thành viên tích cực tham gia công tác phản ánh tâm tư nguyện vọng, nói lên những khó khăn trong thực tiễn ngành để đồng hành cùng cơ quan Nhà nước cũng như chia sẻ với người chăn nuôi. Hội nghị này cũng là dịp các thành viên trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển các tổ chức Hội ngày càng lớn mạnh hơn”.
Với tư cách đồng tổ chức hội nghị, ông Phạm Quang Phúc, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Thú ý tỉnh Thái Nguyên đã có những chia sẻ về công tác hoạt động của Hội trong thời gian qua. Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Thái Nguyên hiện có 288 hội viên, sinh hoạt tại 13 Chi hội. Trong những năm qua, Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Thái Nguyên đã góp phần nâng cao nhận thức, hình thành và củng cố niềm tin cho người chăn nuôi, từng bước thúc đẩy phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian tới, Hội sẽ đẩy mạnh những nhiệm vụ trọng tâm như: Nâng cao năng lực lãnh đạo của BCH. Phát huy mọi nguồn lực để xây dựng Hội Chăn nuôi Thú y ngày càng phát triển; Củng cố và phát huy vai trò các Chi hội, tập trung nâng cao chất lượng đóng góp hoạt động của các hội viên, phát triển hội viên ở các địa phương phù hợp với cơ cấu của lực lượng thú y tư nhân, thú y cơ sở, các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh chế biến sản phẩm động vật; Tổ chức liên kết trong các khâu sản xuất, chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ. Đảm bảo việc xây dựng vùng ATDB, đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang các nước có nhu cầu. Cung cấp thông tin có dự đoán, dự báo, phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản để người chăn nuôi nắm bắt kịp thời và có định hướng cho các ngành hàng chủ lực; an tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Theo ông Phạm Quang Phúc, trong quá trình hoạt động, Hội đã đúc kết một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn như sau: Thứ nhất, phải bám sát chỉ đạo của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương và các văn bản quy phạm pháp luật; Thứ hai, chủ động tham mưu với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề mới, diễn biến mới trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y; Thứ ba, sử dụng hiệu quả công nghệ số; Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình thực hiện các chuyên mục với nội dung phong phú, đa dạng, gần gũi, thiết thực với người chăn nuôi; Thứ năm, gắn công tác tuyên truyền, vận động với các hoạt động xã hội từ thiện.
Theo chia sẻ của các Hội Chăn nuôi Thú y phía Bắc, hiện nay, đa số hoạt động công tác Hội còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Vấn đề cấp thiết nhất là kinh phí còn eo hẹp, cơ sở vật chất yếu kém, nhiều Hội thiếu trụ sở, văn phòng làm việc, vai trò của Hội cũng chưa được làm rõ,…
“Nhà nước ngày càng giảm vai trò của mình để tăng vai trò của doanh nghiệp, của tỉnh. Trước xu thế đó, vai trò của Hội sẽ ngày một nâng cao, nhưng hiện tại các Hội lại chưa thể hiện rõ được điều đó. Chức năng nhiệm vụ có, nhưng cách thức tiếp cận vấn đề của một số Hội còn chưa rõ nên chưa thể hiện được rõ vai trò của mình”, TS. Nguyễn Xuân Dương nhấn mạnh.
Theo TS. Nguyễn Xuân Dương, các Hội cần phải hoạt động dựa trên 2 cương vị: Một là, Nhà nước, Chi Cục chăn nuôi; Hai là, cương vị của của Hội để tận dụng thời cơ, từ đó vận động giải quyết khó khăn cho người chăn nuôi Việt Nam, thống nhất trong phát ngôn, trong đánh giá, qua đó mới khẳng định được vai trò của Hội.
PGS.TS Nguyễn Hưng Quang, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cho rằng, vai trò của các Hội hiện nay chưa được ghi nhận. Vai trò của Hội đôi khi mờ nhạt nhưng rất quan trọng, nó sẽ thể hiện ở việc chúng ta làm được những gì. Để khẳng định được vai trò thì các Hội cần phải nhìn nhận rõ được 3 yếu tố. Thứ nhất, là nhận thức xã hội, đây là điều cần thiết nhất vì nếu không có nhận thức xã hội thì không có hội viên tham gia. Thứ hai, là thể chế chính sách Nhà nước để đồng hành với quá trình phát triển Hội. Cuối cùng, là điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Đây là 3 yếu tố vận hành song song với nhau góp phần xây dựng nền tảng của Hội.
Ghi nhận những chia sẻ, đóng góp tích cực của ban lãnh đạo các Hội, TS. Nguyễn Xuân Dương gửi gắm, “Hội muốn làm được việc trước hết phải có uy tín, phải có thực tiễn, phải có trách nhiệm, phải cùng chia sẻ. Do đó, Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng sẽ đồng hành cùng các Hội để có những tư liệu chứng minh vai trò của mình trên tình thần thực hiện một cách chuyên nghiệp và thiết thực hơn”.
Trước mắt, Hội Chăn nuôi Việt Nam dự kiến sẽ xây dựng giải “Chăn nuôi Xanh” và “Bàn tay Vàng trong chăn nuôi” cho những thành viên trong Hội. Hội cũng sẽ bảo vệ quyền lợi cho các hội viên bằng các văn bản quy phạm của trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, theo TS. Nguyễn Xuân Dương, các Hội cũng phải cố gắng đứng độc lập so với các cơ quan quản lý Nhà nước. Bởi, chỉ tự mình nâng cao vai trò của mình thì mới nâng cao được cơ sở vật chất, khẳng định được vai trò của mình thì các doanh nghiệp mới sẵn sàng đầu tư và đồng hành cùng Hội.
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm
Phương Nhung
- hội chăn nuôi việt nam li> ul>
- TS. Nguyễn Xuân Dương được vinh danh là Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp Dominicana
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Chính thức nhận cờ đăng cai tổ chức “Hội nghị Chăn nuôi Á-Úc lần thứ 21”
- Đề xuất thu thuế đối với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tổ chức kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
- Hội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc với Công ty Kyodo Sojitz
- Hội Chăn nuôi Việt Nam thăm văn phòng Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Họp bàn kế hoạch tổ chức hội nghị chăn nuôi Á- Úc lần thứ 21
- Phát triển chăn nuôi bò thịt, dê thịt: Liên doanh để giảm bớt khâu trung gian
Tin mới nhất
T4,11/09/2024
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hà Nội ban hành Công điện khẩn, tập trung ứng phó với lũ lớn trên các tuyến sông
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất