Theo thống kê của Cục Thú y, đến hết ngày 6-3, dịch tả heo châu Phi đã lan ra 9 tỉnh, thành với tổng số 6.471 con bị tiêu hủy. Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch ở 3 quận, huyện Hoàng Mai, Đông Anh và Gia Lâm.
Điện Biên là địa phương thứ 9 phát hiện dịch tả heo châu Phi – Ảnh: BÙI MINH
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Ngọc Sơn – chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội – cho biết trong ngày 6 và 7-3, Hà Nội đã phát hiện thêm 3 ổ dịch tả heo châu Phi tại 3 hộ chăn nuôi ở các quận, huyện Hoàng Mai, Đông Anh và Gia Lâm.
Theo ông Sơn, tại huyện Gia Lâm sáng 7-3, ổ dịch tả heo châu Phi được phát hiện tại một hộ chăn nuôi với 29 heo nái và heo con. Toàn bộ 29 con heo đã được tiêu hủy trong sáng nay.
Tại huyện Đông Anh, ngày 6-3 ổ dịch được xác định tại hộ gia đình bà Trương Thị Vân ở xóm 6, thôn Thụy Lôi. Khi phát hiện có 1 con heo bị chết, gia đình đã báo cáo lên UBND xã Thụy Lâm.
Trong vòng 5 giờ, UBND huyện Đông Anh phối hợp Chi cục Thú y vùng 1, Sở NN&PTNT Hà Nội và các đơn vị tiêu hủy toàn bộ đàn heo 10 con của bà Vân.
Tại quận Hoàng Mai, ổ dịch tả heo được phát hiện tại hộ gia đình bà Nguyễn Thị Lan (số 6, ngách 95/203 phố Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam).
Hộ này chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư với tổng đàn heo 46 con. Những ngày qua, có 4 con mắc bệnh và chết, một số con khác trong tổng số 46 con cũng có dấu hiệu bị bệnh. Ngay sau đó, cơ quan chức năng đã tiêu hủy.
Theo ông Sơn, sau khi phát hiện các ổ dịch, Sở NN&PTNT Hà Nội đã phối hợp các quận, huyện tiêu độc khử trùng khu vực có dịch. Đồng thời lập các chốt chặn kiểm dịch nhằm giám sát việc vận chuyển gia súc, gia cầm ra vào địa bàn, không để bệnh dịch lây lan.
Trong khi đó tại tỉnh Điện Biên, ông Đỗ Thái Mỹ – chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh – cho biết dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện tại các bản Bon A, Lóng Luông thuộc xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Ông Mỹ cũng cho biết bước đầu xác định thêm dịch có dấu hiệu lan sang các địa bàn khác thuộc xã Ta Ma và Mường Mùn.
Điện Biên là địa phương thứ 9 phát hiện dịch sau các tỉnh, thành Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình.
CHÍ TUỆ
Nguồn: Tuổi Trẻ
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- dịch tả heo châu Phi li> ul>
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
Tin mới nhất
T5,19/12/2024
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất