Nguyên nhân bắt nguồn từ việc một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đã bán ra sản phẩm bị nhiễm độc cho các trang trại.
Tháng 1/2011, nhà chức trách Đức đã phải ngừng hoạt động bán hàng của 4.700 trang trại nhỏ và thu hồi hàng triệu quả trứng khỏi các kệ hàng sau khi chất dioxin được tìm thấy trong thức ăn cho gà và lợn. Chính quyền cho biết việc nhiễm độc này có thể đã diễn ra từ nhiều tháng trước đó. Thông tin bất ngờ ngay lập tức gây chấn động tại Đức cũng như các quốc gia nhập khẩu thực phẩm từ Đức, theo New York Times.
Cơ quan chức năng Đức tin rằng chất độc dioxin phát sinh trong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi vì nhà sản xuất thay chất béo thực vật bằng chất béo công nghiệp nhằm giảm thiểu chi phí.
Giới chức Đức cho biết nồng độ chất độc dioxin trong thịt lợn và trứng dường như không đủ cao để gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Tuy nhiên, sự việc một lần nữa đặt ra câu hỏi về tính nghiêm ngặt trong các cuộc thử nghiệm thực phẩm ở Đức cũng như sự chặt chẽ của các quy định an toàn thực phẩm tại Liên minh châu Âu (EU).
Hàng loạt trứng gà bị loại khỏi các kệ hàng ở Đức hồi năm 2011 vì nhiễm độc dioxin. (Ảnh minh họa: Fox News)
Theo một cuộc khảo sát lúc bấy giờ, cứ 5 người tiêu dùng thì có một người dừng sử dụng trứng vì lo ngại. Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Ilse Aigner gọi cung cách quản lý dẫn tới mức độ hóa chất độc hại quá cao trong thức ăn chăn nuôi là “hành động tội phạm”.
“Đây là đòn giáng mạnh vào các nông dân của chúng tôi. Họ bị lôi kéo vào hoàn cảnh này bởi mưu đồ bệnh hoạn của một số người”, bà Aigner nhấn mạnh.
Bê bối nhiễm độc dioxin ở Đức được phát hiện bởi những nhà điều tra địa phương trong khi tiến hành kiểm nghiệm ngẫu nhiên các mẫu thực phẩm.
Công ty Harles & Jentzsch, nhà xản suất thức ăn chăn nuôi bị tố cáo làm nhiễm độc thức ăn cung cấp cho hàng trăm trang trại, cho biết vấn đề xảy ra khi họ trộn chất thải từ quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học vào thức ăn chăn nuôi vì nghĩ rằng nó an toàn. Công ty cho rằng ảnh hưởng của sự việc không đáng kể và đã thông báo với chính quyền lúc phát hiện vấn đề phát sinh.
Phát ngôn viên Ủy ban châu Âu (EC) Frederic Vincent cho hay các cuộc kiểm tra trên trứng thu từ những trang trại bị ảnh hưởng cho thấy hàm lượng dioxin cao gấp 5 lần giới hạn hợp pháp mà EU cho phép.
Dioxin là một trong những chất gây ô nhiễm độc hại và dai dẳng nhất mà con người biết đến. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, dioxin có thể được sinh ra trong tự nhiên nhưng chủ yếu chúng là sản phẩm phụ của các quy trình công nghiệp như luyện kim, tẩy bột giấy bằng clo hay sản xuất một số loại thuốc diệt cỏ, trừ sâu.
Khi xâm nhập vào cơ thể người, dioxin có thể tồn tại trong thời gian dài vì tính ổn định hóa học và khả nước được hấp thụ bởi các mô mỡ, nơi chúng tích tụ. Dioxin có thể gây ra các vấn đề về sinh sản và phát triển, làm hỏng hệ thống miễn dịch, can thiệp vào hormone và gây ung thư.
Nhiều con lợn tại các trang trại chịu ảnh hưởng đã bị tiêu hủy vì nghi nhiễm dioxin. (Ảnh: Reuters)
Dù vậy, phát ngôn viên từ Ủy ban châu Âu Vincent lưu lý rằng mức độ dioxin trong trứng gà ở Đức không gây nguy hại tức sức khỏe con người. Đây cũng là nhận định từ nhà chức trách Đức.
Nhưng câu hỏi khiến người tiêu dùng thắc mắc và hoài nghi là vì sao nhà chức trách vẫn gấp rút thu hồi những thực phẩm nghi nhiễm dioxin khi chúng không gây hại.
Một cuộc khảo sát do tờ Bild am Sonntag thực hiện cho thấy 21% người tiêu dùng ở Đức không tin vào những lời trấn an từ chính phủ rằng mức độ dioxin trong trứng gà hay thịt lợn không đủ để gây hại tới con người.
Hệ thống sản xuất và chế biến thực phẩm của châu Âu có mối liên hệ mật thiết với nhau, đồng nghĩa việc truy tìm những sản phẩm thực phẩm nào bị nhiễm độc và ở đâu vô cùng khó khăn. Vì thế, EU khẳng định cách tốt nhất để ngăn chặn việc thực phẩm bị nhiễm dioxin là kiểm soát chặt chẽ các quy trình công nghiệp nhằm hạn chế sự hình thành dioxin.
Đây không phải lần đầu tiên tình trạng thực phẩm nhiễm dioxin được phát hiện ở châu Âu. Hồi đầu năm 2008, quan ngại về việc nồng độ dioxin trong sữa trâu dùng để làm phomat mozzarella quá cao khiến Nhật Bản và Hàn Quốc hủy nhiều đơn hàng từ Italy. Một số cáo buộc cho rằng việc đốt rác thải tại những khu vực xung quanh thành phố Napoli có thể dẫn tới tình trạng nồng độ các chất gây ung thư cao hơn trong phomat.
Cũng trong năm 2008, tất cả sản phẩm thịt lợn sản xuất tại Cộng hòa Ailen đã bị thu hồi sau khi một số mẫu thịt lợn bị phát hiện chứa lượng dioxin cao gấp 200 lần mức tiêu chuẩn. Những con lợn được cho là đã ăn phải thức ăn nhiễm độc. Vài tháng sau, khoảng 7.000 con gia súc tại 10 trang trại ở bắc Ailen bị tiêu hủy vì lo ngại ô nhiễm dioxin.
Hoàng Phi
Nguồn: nongnghiep.vn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất