TÌNH HÌNH CHUNG
Theo tổng hợp báo cáo của Bộ NN&PTNT và tính toán từ TCTK, Theo tính toán của TCTK, so với quý 1 năm 2018, sản lượng thịt các loại xuất chuồng như sau: thịt trâu hơi ước đạt 26,3 nghìn tấn, tăng 1,8%; sản lượng thịt bò hơi ước đạt 99,2 nghìn tấn, tăng 2,5%; sản lượng sữa bò tươi ước đạt 252,2 nghìn tấn, tăng 7,3%; sản lượng thịt lợn hơi ước đạt 1.012,2 nghìn tấn, tăng 3,2%; sản lượng thịt gia cầm hơi ước đạt 338,3 nghìn tấn, tăng 6,2%; sản lượng trứng gia cầm ước đạt 3,6 tỷ quả, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Chăn nuôi trâu, bò:
Tổng đàn trâu cả nước vẫn giảm do hiệu quả kinh tế không cao và môi trường chăn thả bị thu hẹp. Đàn bò phát triển khá do có thị trường tiêu thụ tốt, giá bán thịt bò hơi ở mức tốt, người chăn nuôi có lãi ổn định. Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê (TCTK), tổng số trâu của cả nước tháng 3 năm 2019 giảm 2,8%; tổng số bò tăng 3% so với cùng thời điểm năm 2018;
Chăn nuôi lợn:
Ngành chăn nuôi lợn đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức khi dịch tả lợn châu Phi đã chính thức xâm nhập vào Việt Nam. Diễn biến phức tạp của dịch đã ảnh hưởng nhiều đến thị trường. Người tiêu dùng cũng đang có xu hướng hạn chế sử dụng thịt lợn. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số lợn của cả nước tháng 3 năm 2019 tăng 2,5% so với cùng thời điểm năm 2018;
Chăn nuôi gia cầm:
Đàn gia cầm cả nước trong quý I nhìn chung phát triển tốt, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Nhiều cơ sở chăn nuôi lớn cũng mạnh dạn mở rộng quy mô đàn, áp dụng kỹ thuật tiên tiến do có thị trường tiêu thụ ổn định. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tháng 3 năm 2019 tăng 6,5% so với cùng thời điểm năm 2018;
Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi:
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 3 năm 2019 ước đạt 47 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 3 tháng đầu năm 2019 ước đạt 129 triệu USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2018. Hai tháng đầu năm 2019 giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm đạt 4,4 triệu USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2018; Giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ lợn đạt gần 10 triệu USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm 2018.
DỊCH BỆNH:
Dịch cúm gia cầm:
Trong tháng 3/2019, dịch CGC đã xảy ra rải rác ra tại 05 hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn 05 tỉnh, thành phố gồm: Khánh Hòa, Nghệ An, Vĩnh Long, Trà Vinh và Hà Nội. Số gia cầm mắc bệnh là 3.971 con, số gia cầm chết và tiêu hủy là 6.671 con. Tính đến ngày 20/3/2019, cả nước còn 03 ổ dịch CGC chưa qua 21 ngày, tại các tỉnh Khánh Hòa, Nghệ An và Vĩnh Long.
Dịch lở mồm long móng:
Từ ngày 01/3/2019 đến hết ngày 20/3/2019, dịch LMLM típ O đã xuất hiện tại 69 hộ của 45 xã, phường, thị trấn của 27 huyện, thị xã, thành phố thuộc 10 tỉnh (Bình Dương, Đắk Lắk, Đồng Nai, Hậu Giang, Khánh Hòa, Kon Tum, Long An, Phú Yên, Quảng Nam, Trà Vinh). Tổng gia súc mắc bệnh là 1.507 con lợn; số gia súc tiêu hủy là 1.335 con lợn.
Dịch tai xanh:
Trong tháng 3/2019, cả nước không phát sinh ổ dịch Tai xanh. Hiện nay, cả nước không có dịch Tai xanh xảy ra.
Dịch tả lợn Châu Phi:
Từ ngày 01/02-24/3/2019, dịch bệnh đã xảy ra tại 424 xã, 80 huyện của 21 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên – Huế, Lai Châu và Bắc Giang), với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 58.741 con. Tính đến ngày 24/3/2019, chưa có ổ dịch nào qua 30 ngày theo quy định tại Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh DTLCP).
THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI
Trong tháng 3/2019, giá lợn hơi trong nước giảm bởi sức mua giảm do người dân vẫn e ngại dịch tả lợn châu Phi. Giá lợn hơi tại miền Bắc giảm 3.000 – 5.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại Nam Định xuống 35.000 đ/kg; Bắc Giang, Hà Nam xuống 36.000 đ/kg. Tại Tuyên Quang, Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc giá khoảng 35.000 – 37.000 đ/kg; Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình dao động trong khoảng 36.000 – 38.000 đ/kg, có nơi xuống còn 32.000 – 34.000 đ/kg. Tại Yên Bái, Lào Cai, Hải Dương, Ninh Bình lợn hơi được thu mua trong khoảng 39.000 – 40.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại miền Trung cũng giảm. Tại Khánh Hòa, Ninh Thuận giảm 5.000 đ/kg xuống 44.000 đ/kg. Tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, giá đồng loạt giảm 7.000 đ/kg xuống 39.000 đ/kg. Những đợt giảm liên tiếp đã đẩy giá lợn hơi trong khu vực xuống gần mức giá tại phía Bắc, với mức giá bình quân xuống còn khoảng 38.000 đ/kg. Tại miền Nam, giá lợn hơi cũng cùng xu hướng giảm. Giá lợn hơi tại Tây Ninh giảm 10.000 đ/kg xuống 40.000 đ/kg; Đồng Nai cũng giảm 10.000 đ/kg xuống 40.000 – 41.000 đ/kg. Các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng đồng loạt giảm 6.000 – 9.000 đ/kg còn khoảng 43.000 – 46.000 đ/kg. Tại Bình Dương, Đồng Tháp, An Giang giảm 7.000 – 10.000 đ/kg xuống 42.000 – 45.000 đ/kg.
Giá gà thịt lông màu khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long giảm 2.000 – 4.000 đ/kg xuống còn 29.000 – 31.000 đ/kg. Giá gà thịt lông trắng ở hai khu vực này giảm nhẹ 5.000 – 6.000 đ/kg xuống còn 29.000 – 30.000 đ/kg. Giá trứng gà bán tại trại tại hai khu vực này giảm 100 đ/quả xuống còn 1.250 đ/quả. Giá trứng giảm do xu hướng tiêu dùng mặt hàng này không nhiều, trong khi nguồn cung khá dồi dào từ các trang trại chăn nuôi. Nhìn lại 3 tháng đầu năm 2019, thị trường lợn hơi biến động tăng nhẹ trong tháng 1 và bắt đầu có xu hướng giảm từ tháng 2 cho đến nay. So với cuối năm 2018, giá lợn hơi miền Bắc giảm 7.000 – 8.000 đ/kg, giá lợn hơi tại miền Trung giảm 5.000 đ/kg, giá lợn hơi miền Nam giảm 6.000 – 7.000 đ/kg.
Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam
- tình hình chăn nuôi tháng 3 li>
- Tình hình chăn nuôi cả nước li>
- giá lợn hơi li>
- giá gà hơi li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất