Để bù đắp nguồn cung thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo phát triển chăn nuôi gia súc khác, gia cầm và thủy sản với tổng sản lượng tăng hơn 400.000 tấn so với năm 2018. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại văn bản số 9380/VPCP-KTTH ngày 15/10/2019; văn bản số 399/TB-VPCP ngày 19/11/2019; văn bản số 11451/VPCP-KTTH ngày 17/12/2019 của Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT vừa có báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tình hình cung ứng thực phẩm cuối năm 2019 và đầu năm 2020.
Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương có giải pháp hạ nhiệt giá, các tỉnh biên giới phải kiểm soát và ngăn chặn nguy cơ xuất lợn tiểu ngạch. Ảnh: TTXVNT
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hết năm 2019, dự báo hầu hết các đối tượng vật nuôi khác năm 2019 đều phát triển tốt; sản lượng thịt hơi các loại cả năm 2019 ước đạt khoảng 5 triệu tấn, giảm 6,2% so với năm 2018.
Cụ thể, so với năm 2018, đàn bò tăng 2,4% với sản lượng thịt 350 nghìn tấn, tăng 4,4%; sữa đạt khoảng 1,1 triệu tấn, tăng 10%; đàn gia cầm tăng 13,5%, sản lượng thịt ước đạt 1,26 triệu tấn, tăng 15%; sản lượng trứng ước đạt 14 tỷ quả, tăng 12%.
Riêng chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn do bệnh dịch tả lợn châu Phi làm giảm đáng kể số đầu con và sản lượng so với 2018. Sản lượng thịt lợn cả năm 2019 ước đạt khoảng 3,3 triệu tấn, giảm 13,5% so với năm 2018 (bao gồm giảm khoảng 9% do thiệt hại bị bệnh dịch tả lợn châu Phi và gián tiếp do chưa tái đàn).
Các doanh nghiệp lớn có chuỗi sản xuất thịt lợn như các công ty CP, Masan, Mavin,… đã và đang mở rộng hàng trăm điểm bán thịt lợn chất lượng, an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm tại nhiều tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Ninh Bình, Hải Dương, Tp. Hồ Chí Minh… để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.
Về dự trữ các mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu các tháng cuối năm, bao gồm cả thực phẩm của các địa phương trọng điểm: Thành phố Hà Nội (đã bố trí nguồn kinh phí 31.200 tỷ đồng) và Tp. Hồ Chí Minh (đã bố trí nguồn kinh phí 102.891 tỷ đồng) đang tổ chức triển khai kế hoạch dự trữ thực phẩm phục vụ nhu cầu các tháng cuối năm và phục vụ Tết Nguyên đán.
Nhiều địa phương khác cũng đã tổ chức dự trữ các nguồn thực phẩm cho nhu cầu cuối năm và Tết Nguyên đán như: tỉnh Bắc Giang đã tổ chức dự trữ 20.000 tấn thịt lợn; tỉnh Phú Thọ ước tính sản lượng thịt lợn đạt 10.000 tấn so với nhu cầu của địa phương là 7.000 tấn cho 3 tháng trước và sau Tết Nguyên đán.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến ngày 18/12, tổng số lợn tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn châu Phi là 5.957.460 con với tổng trọng lượng 342.802 tấn, chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng lợn của cả nước.
Để bù đắp nguồn cung thực phẩm khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo phát triển chăn nuôi gia súc khác, gia cầm và thủy sản với tổng sản lượng các loại thực phẩm tăng hơn 400.000 tấn so với năm 2018, một phần phục vụ cho tăng trưởng, một phần bù đắp thiếu hụt do bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Hiện nay, tổng đầu lợn theo báo cáo của các tỉnh còn khoảng 25 triệu con; trong đó đàn nái là 2,7 triệu con; đàn lợn giống cụ kỵ, ông bà còn 109.000 con. Cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu nhân giống phục vụ tái đàn lợn. Nhiều địa phương đã chủ động chỉ đạo tái đàn có kết quả và đã có thịt lợn cung cấp cho thị trường. Mặt khác, người chăn nuôi đặc biệt quan tâm, biết cách áp dụng có hiệu quả các biện an toàn sinh học và vệ sinh phòng bệnh.
Các doanh nghiệp tập trung nhiều nguồn lực đầu tư giữ đàn lợn cụ kỵ, ông bà, hiện vẫn còn khoảng 109.000 con (90%) chưa bị dịch bệnh. Cùng với đó, cả nước đã có 860 vùng, cơ sở chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh và hàng chục doanh nghiệp chăn nuôi lớn bảo đảm an toàn sinh học nên lợn không mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông cũng có văn bản đôn đốc các tỉnh, thành phố tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy sản xuất, bảo đảm an toàn dịch bệnh; văn bản gửi 17 tập đoàn chăn nuôi lớn, cung ứng sản phẩm thực phẩm và đảm bảo giá lợn phù hợp.
Các địa phương tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy sản xuất, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, Bộ không cấp định mức (quota) nhập khẩu thịt lợn, cũng như bất kỳ động vật, sản phẩm động vật; tất cả đều bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Ban Chỉ đạo 389 các cấp chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn, sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo và hướng các địa phương hoàn thiện hồ sơ khẩn trương hỗ trợ cho người chăn nuôi, nhằm giảm thiểu khó khăn và có thêm nguồn lực để người chăn nuôi kịp thời khôi phục sản xuất.
Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách tạo điều kiện thuân lợi để doanh nghiệp, người chăn nuôi được vay vốn đầu tư mở rộng, khôi phục sản xuất chăn nuôi, giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi; tiếp tục khoanh nợ, giãn nợ cho các chủ vật nuôi có gia súc, gia cầm buộc phải tiêu hủy vì dịch bệnh theo quy định.
Theo Tổng cục Thống kê nhận định nguồn cung thịt lợn thiếu hụt khoảng 200.000 tấn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo ngành công thương và các địa phương cần tập trung nguồn lực nhiều hơn cho bình ổn mặt hàng thịt lợn so với các nhóm thực phẩm khác trong dịp Tết Canh Tý tới đây; có kế hoạch cho nhập khẩu thịt lợn từ các quốc gia có hiệp định song phương về xuất, nhập khẩu thịt lợn để cân đối việc thiếu hụt thịt lợn trong nước và hài hòa lợi ích giữa các bên./.
Bích Hồng
Nguồn: BNEWS/TTXVN
- báo cáo li>
- cung ứng thực phẩm li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất